logo

Bài 4 trang 74 SGK Đại số 11


Bài 5: Xác suất của biến cố

Bài 4 trang 74 SGK Đại số 11

Gieo một con súc sắc cân đối và đồng nhất. giả sử con súc sắc xuất hiện mặt b chấm. Xét phương trình x2 + bx + 2 = 0. Tính xác suất sao cho:

a) Phương trình có nghiệm

b) Phương trình vô nghiệm

c) Phương tring có nghiệm nguyên.

Lời giải

Hướng dẫn

Sử dụng các điều kiện của a, b để phương trình bậc hai có nghiệm (Δ ≥ 0), vô nghiệm (Δ < 0) và điều kiện cần để phương trình có nghiệm nguyên Δ là số chính phương.

Không gian mẫu: Ω = {1, 2, 3, 4, 5, 6}

⇒ n(Ω) = 6

Đặt A: "con súc sắc xuất hiện mặt b chấm";

Xét phương trình: x2 + bx + 2 = 0 (1) có Δ = b2 – 8

a) Phương trình (1) có nghiệm

⇔ Δ ≥ 0 ⇔ b ≥ 2√2

⇒ b ∈ {3; 4; 5; 6}.

⇒ A = {3, 4, 5, 6}

⇒ n(A) = 4

Giải Toán 11: Bài 4 trang 74 SGK Đại số 11 | Giải bài tập Toán 11

b) Phương trình (1) vô nghiệm

⇔ Δ < 0 ⇔ b ≤ 2√2

⇒ b ∈ {1; 2}

⇒ A = {1, 2}

⇒ n(A) = 2

Giải Toán 11: Bài 4 trang 74 SGK Đại số 11 | Giải bài tập Toán 11

c) Phương trình (1) có nghiệm

⇔ b ∈ {3; 4; 5; 6}.

Thử các giá trị của b ta thấy chỉ có b = 3 phương trình cho nghiệm nguyên.

⇒ A = {3}

⇒ n(A) = 1

Giải Toán 11: Bài 4 trang 74 SGK Đại số 11 | Giải bài tập Toán 11

Xem toàn bộ Giải Toán 11: Bài 5. Xác xuất của biến cố

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021