logo

Giải bài tập SGK Sinh 10 [Cánh diều]

Hướng dẫn Giải bài tập SGK Sinh 10 Cánh diều đầy đủ, chi tiết nhất, bám sát nội dung kiến thức SGK Sinh học 10 Cánh diều, giúp các em học tốt hơn.

Mục lục Giải bài tập SGK Sinh 10 Cánh diều

Soạn Sinh 10 Bài 1: Giới thiệu chương trình môn Sinh học. Sinh học và sự phát triển bền vững - Cánh Diều

Soạn Sinh 10 Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học - Cánh Diều

Soạn Sinh 10 Bài 3: Giới thiệu chung về các cấp tổ chức sống - Cánh Diều

Soạn Sinh 10 Bài 4: Khái quát về tế bào - Cánh Diều

Soạn Sinh 10 Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước - Cánh Diều

Soạn Sinh 10 Bài 6: Các phân tử sinh học - Cánh Diều

Soạn Sinh 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực - Cánh Diều

Soạn Sinh 10 Bài 8: Cấu trúc của tế bào nhân thực - Cánh Diều

---------------------------------


Giải bài tập SGK Sinh 10 Bài 1: Giới thiệu chương trình môn sinh học và sự phát triển bền vững

Hoạt động mở đầu: Kể tên những chủ để về thế giới sống mà em đã học.

Trả lời:

Một số chủ để về thế giới sống mà em đã học như: Di truyền và biến dị; Nhiễm sắc thể; Gen; ADN; Ứng dụng của di truyền; Hệ sinh thái;...


I. Giới thiệu chương trình môn Sinh học

1. Đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học

Câu hỏi 1. Lấy ví dụ các lĩnh vực nghiên cứu sinh học với đối tượng là thực vật hoặc động vật.

Trả lời:

Ví dụ các lĩnh vực nghiên cứu sinh học với đối tượng là thực vật hoặc động vật:

+ Sinh học tế bào;

+ Sinh học phần tử;

+ Sinh lí học; Sinh thái học;

+ Hóa sinh học;

+ Di truyền học;

+ Sinh học tiến hóa;...

2. Mục tiêu của môn Sinh học

Câu hỏi 2. Học tập môn Sinh học mang lại cho các em những hiểu biết và ứng dụng gì?

Trả lời:

Học tập môn Sinh học giúp em hình thành thế giới quan khoa học; Yêu lao động, yêu thiên nhiên, có ý thức giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên; Có khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn một cách sáng tạo; Hình thành, phát triển năng lực nhận thức sinh học, tìm hiểu thế giới sống, vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn.

3. Vai trò của sinh học

Luyện tập 1. Hãy cho một ví dụ về sinh học đã có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của em và gia đình.

Trả lời:

Một số ví dụ về sinh học có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày:

+ Gia đình em hiện nay thường sử dụng những thực phẩm hữu cơ, có nguồn gốc từ tự nhiên, không chứa chất bảo quản.

+ Cả gia đình em đã được tiêm phòng vắc-xin.

+ Bố em đã nghiên cứu và ghép được một cây bưởi diễn trồng trong vườn, quả rất sai và ngọt.

...

Luyện tập 2. Cho ví dụ tương ứng với mỗi vai trò của sinh học trong cuộc sống ở hình 1.2.

Trả lời:

- Ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh:

+ Xạ trị cho bệnh nhân ung thư;

+ Cấy ghép mô tế bào; thụ tinh nhân tạo;

+ Xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện khoa học;...

- Ứng dụng trong cung cấp lương thực, thực phẩm:

+ Tạo ra nhiều giống cây trồng mới;

+ Gia tăng sản lượng, đảm bảo chất lượng thực phẩm;

+ Chế biến các sản phẩm lên men như sữa chua, rượu, bia;...

- Ứng dụng trong tạo không gian sống bảo vệ môi trường:

+ Các công viên cây xanh giúp điều hòa không khí tại các vùng đông đúc dân cư;

+ Cây xanh được trồng ven đường giúp giảm ô nhiễm không khí;

+ Chế tạo phân bón hữu cơ;

+ Rau cải xoong, dương xỉ có thể hấp thụ những kim loại nặng; cây lưỡi hổ, trúc mây, thường xuân có thể lọc các chất độc trong không khí;...

- Ứng dụng trong phát triển kinh tế, xã hội:

+ Tạo ra các giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao;

+ Nghiên cứu gen, tế bào, phát triển những công nghệ nuôi cấy tiên tiến; chế tạo ra vắc-xin;...

Luyện tập 3. Kể thêm vai trò của sinh học trong cuộc sống hàng ngày.

Giải bài tập SGK Sinh 10 Cánh diều

Trả lời:

Một số vai trò khác của sinh học trong cuộc sống hàng ngày:

+ Sơ cứu người bị bị bỏng, bị đứt tay,...

+ Lên men thực phẩm: muối dưa, cà, làm nộm, sữa chua,...

+ Dùng thực vật để tăng độ phì cho đất.

+ Lai tạo các giống vật nuôi, cây trồng,...

4. Sinh học trong tương lai

Câu hỏi 3. Tìm thông tin về dự báo phát triển sinh học trong tương lai. 

Trả lời:

Trong tương lai, ngành sinh học có cơ sở để phát triển mạnh do tính ứng dụng của nó trong thực tế:

- Tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng mới thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh lương thực

- Là cơ sở của các phương pháp trị bệnh trong y học, tạo ra các loại thuốc mới

- Ứng dụng trong sản xuất, bảo vệ môi trường

- Mở rộng nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ vi mô, nghiên cứu sự sống ở cấp độ vĩ mô

- Hình thành các lĩnh vực khoa học mới: tin sinh học, sinh học vũ trụ, phỏng sinh học,...

5. Các ngành nghề liên quan đến sinh học và triển vọng

Câu hỏi 4. Học môn Sinh học có thể giúp em chọn những ngành nghề gì trong tương lai?

Câu hỏi 5. Vì sao Công nghệ sinh học lại được cho là "ngành học của tương lai"?

Vận dụng 1. Hãy tìm và giới thiệu với các bạn những ngành liên quan đến sinh học, triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai.

Trả lời:

Câu hỏi 4. Các ngành nghề liên quan đến sinh học:

- Sản xuất: Ngành chăn nuôi; Chế biến gỗ; Chế biến thực phẩm; Trồng trọt;...

- Chăm sóc sức khỏe: Ngành Dược học; Y đa khoa; Điều dưỡng; Hóa dược;...

- Giảng dạy, nghiên cứu: ngành Công nghệ sinh học, khai thác thủy sản, kỹ thuật sinh học, Lâm học,...

- Hoạch định chính sách: Lâm nghiệp đô thị; Quản lí bệnh viện; Quản lí thủy sản;...

Giải bài tập SGK Sinh 10 Cánh diều (ảnh 2)

Câu hỏi 5. Công nghệ sinh học được cho là "ngành học của tương lai" vì đây là lĩnh vực có tiềm năng phát triển mạnh mẽ, những thành tựu mà nó mang đến cho nhân loại có tính ứng dụng cao, là những bước ngoặt, đánh dấu những bước tiến của nhân loại. Chính vì vậy, ngành công nghệ sinh học sẽ được đầu tư phát triển mạnh.

Vận dụng 1. Giới thiệu với các bạn những ngành liên quan đến sinh học, triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai:

- Sản xuất: Ngành chăn nuôi; Chế biến gỗ; Chế biến thực phẩm; Trồng trọt;...

- Chăm sóc sức khỏe: Ngành Dược học; Y đa khoa; Điều dưỡng; Hóa dược;...

- Giảng dạy, nghiên cứu: ngành Công nghệ sinh học, khai thác thủy sản, kỹ thuật sinh học, Lâm học,...

- Hoạch định chính sách: Lâm nghiệp đô thị; Quản lí bệnh viện; Quản lí thủy sản;...

Kinh tế ngày càng phát triển, đi cùng với đó là sự phát triển của công nghệ sinh học. Các ngành liên quan đến sinh học đều có tính ứng dụng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của con người, sự phát triển bền vững của xã hội. Chính vì vậy. nó sẽ không ngừng được mở rộng và phát triển mạnh mẽ.


II. Sinh học và sự phát triển bền vững

1. Khái niệm phát triển bền vững

Câu hỏi 6. Nêu mối quan hệ giữa hệ kinh tế, hệ tự nhiên và hệ xã hội trong phát triển bền vững. Cho ví dụ minh họa.

Trả lời:

Phát triển bền vững là sự kết hợp hài hòa giữa các hệ thống phụ thuộc lẫn nhau: hệ tự nhiên, hệ xã hội và hệ kinh tế, nhằm giải quyết quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

Ví dụ: Việc sử dụng năng lượng mặt trời thay thế cho năng lượng hóa thạch giúp tiết kiệm chi phí cho nền kinh tế, đồng thời làm giảm những tác động tiêu cực tới môi trường.

Phát triển bền vững là sự kết hợp hài hòa giữa các hệ thống phụ thuộc lẫn nhau: hệ tự nhiên, hệ xã hội và hệ kinh tế, nhằm giải quyết quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

Ví dụ: Việc sử dụng năng lượng mặt trời thay thế cho năng lượng hóa thạch giúp tiết kiệm chi phí cho nền kinh tế, đồng thời làm giảm những tác động tiêu cực tới môi trường.

2. Vai trò của sinh học trong phát triển bền vững 

Câu hỏi 7. Hãy nêu vai trò của sinh học trong phát triển bền vững kinh tế và xã hội.

Câu hỏi 8. Phát triển bền vững và việc bảo vệ môi trường có mối quan hệ như thế nào?

Câu hỏi 9. Trình bày các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam.

Luyện tập 4. Lấy ví dụ cho mỗi vai trò của sinh học trong phát triển bền vững.

Trả lời:

 Câu hỏi 7. Vai trò của sinh học trong phát triển bền vững kinh tế và xã hội:

- Tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, các sản phẩm, chế phẩm sinh học có giá trị.

- Những thành tựu của sinh học được ứng dụng trong sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm.

- Cung cấp kiến thức, vận dụng vào việc khai thác hợp lí tài nguyên thên nhiên phục vụ phát triển kinh tế.

Câu hỏi 8. 

Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững có tác động qua lại với nhau:

+ Bảo vệ môi trường là yếu tố then chốt để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

+ Ngược lại, các mục tiêu phát triển bền vững đều nhằm bảo vệ môi trường sống cho loài người và các sinh vật trên Trái Đất.

Câu hỏi 9. 

Các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam đến năm 2030:

+ Chú trọng lấy con người là trung tâm, tạo điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, được tiếp cận những nguồn lực chung;

+ Tạo ra những nên tảng vật chất, tri thức và văn hoá tốt đẹp cho những thế hệ mai sau.

Luyện tập 4. 

Ví dụ cho mỗi vai trò của sinh học trong phát triển bền vững:

- Sinh học trong phát triển kinh tế: 

+ nghiên cứu thành công phương pháp vi nhân giống bằng nuôi cấy mô phân sinh kết hợp với công nghệ nhân hom ở quy mô lớn cho một số loài cây lấy gỗ (bạch đàn, keo, hông, lát hoa);

+ công nghệ cấy truyền phôi được áp dụng để tạo đàn bò giống hạt nhân và bò lai hướng sữa;

+ áp dụng phương pháp cấy mô trong phòng thí nghiệm có thể sản xuất 130 nghìn cây hồng so với 50 cây nếu trồng theo cách truyền thống;...

- Sinh học trong bảo vệ môi trường: 

+ Sử dụng các loài thực vật để giảm bớt chất độc trong đất, nước, không khí;

+ Áp dụng công nghệ ủ phân hữu cơ thay thế phân bón hóa học;

+ Lai giống cây trồng, vật nuôi có khả năng thích nghi cao với biến đổi khí hậu; 

+ Khai thác triệt để các tính năng của các sản phẩm tái chế từ rác thải sinh học; 

+ Giảm việc sử dụng và phụ thuộc vào hóa dầu;...

- Sinh học trong giải quyết các vấn đề xã hội:

+ Các biện pháp y học giúp kiểm soát sự gia tăng dân số;

+ Nghiên cứu các loại vắc-xin, giảm tỉ lệ lây bệnh truyền nhiễm; 

+ Điều trị các căn bệnh mãn tính, các mối hiểm họa bệnh tật;...

3. Mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội

Câu hỏi 10. Tìm ví dụ thể hiện mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội.

Câu hỏi 11. Việc lạm dụng chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi và trồng trọt để tăng năng suất có vi phạm đạo đức sinh học không? Giải thích.

Trả lời:

Câu hỏi 10. 

Ví dụ cho thấy mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội:

- Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành với sự lây lan chóng mặt trên toàn cầu thì vắc-xin đã được nghiên cứu để giảm bớt thiệt hại do dịch bệnh, đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người dân.

- Hiệu ứng nhà kính đang có những tác động rõ rệt đối với đời sống con người (mưa lụt, hạn hán, rét đậm bất thường,...). Trong bối cảnh đó, những sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học để lọc chất thải, giảm ô nhiễm nguồn nước, giảm sự phụ thụ thuộc của con người vào nguồn nguyên liệu hóa thạch,... đã giúp cải thiện đáng kể chất lượng môi trường

Câu hỏi 11. 

Việc lạm dụng chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi và trồng trọt để tăng năng suất là vi phạm đạo đức sinh học vì hành động ứng dụng thành tựu sinh học vào thực tiễn này gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng, đồng thời gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.


Giải bài tập SGK Sinh 10 Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn sinh học


I. Phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

1. Phương pháp quan sát

Mở đầu. Em đã học những phương pháp nghiên cứu khoa học nào? Khi học tập ở phòng thí nghiệm và ngoài thiên nhiên, em cần tuân theo những quy định gì?

Phương pháp giải:

Để hình thành và phát triển năng lực sinh học thì các phương pháp nghiên cứu thế giới sống cũng chính là các phương pháp học tập môn sinh học như:

- Phương pháp quan sát;

- Làm việc trong phòng thí nghiệm;

- Thực nghiệm khoa học.

Khi làm việc trong phòng thí nghiệm, học sinh cần tuân thủ các quy định về an toàn thí nghiệm. Các bước làm việc trong phòng thí nghiệm được thể hiện trong hình 2.2:

Giải bài tập SGK Sinh 10 Cánh diều (ảnh 3)

Trả lời:

Những phương pháp nghiên cứu khoa học em đã được học:

- Phương pháp quan sát;

- Làm việc trong phòng thí nghiệm;

- Thực nghiệm khoa học.

Khi học tập ở phòng thí nghiệm và ngoài thiên nhiên, em cần tuân theo những quy định về trình tự nghiên cứu, cũng như an toàn trong nghiên cứu khoa học.

Vận dụng 1. Hãy chọn một đối tượng sinh vật để quan sát và xây dựng các bước quan sát đối tượng đó.

Phương pháp giải:

Quan sát là sử dụng các giác quan và phương tiện hỗ trợ để thu thập thông tin về một hay nhiều đối tượng hoặc hiện tượng. Quan sát được thực hiện theo các bước như trong hình.

Giải bài tập SGK Sinh 10 Cánh diều (ảnh 4)

Trả lời:

Bước 1: Xác định mục tiêu quan sát

- Tế bào nấm men.

Bước 2: Tiến hành

- Phương tiện quan sát: Kính hiển vi quang học

- Tiến hành quan sát tế bào nấm men dưới kính hiển vi, tiến hành vẽ hình, chụp ảnh và ghi chú các nội dung đã quan sát được.

Bước 3: Báo cáo

- Xử lý thông tin đã thu thập được, để đưa ra kết luận.

- Báo cáo kết quả quan sát.

2. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm

Câu hỏi 1. Những hoạt động nào được tiến hành trong phòng thí nghiệm ở trường? Khi làm một thí nghiệm ở phòng thí nghiệm,em thường tiến hành theo các bước nào?

Phương pháp giải:

Phòng thí nghiệm là nơi tiến hành và kiểm chứng của các hoạt động nghiên cứu khoa học.

Các bước làm việc trong phòng thí nghiệm được thể hiện trong hình 2.2:

Giải bài tập SGK Sinh 10 Cánh diều (ảnh 5)

Trả lời:

Hoạt động được tiến hành trong phòng thí nghiệm ở trường:

- Hoạt động học tập khoa học.

- Hoạt động nghiên cứu Khoa học.

Các bước làm việc trong phòng thí nghiệm:

+ Bước 1: Chuẩn bị

Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, mẫu vật và các thiết bị an toàn.

+ Bước 2: Tiến hành

Tiến hành thí nghiệm theo các bước hướng dẫn và thu thập thông tin.

+ Bước 3: Báo cáo và vệ sinh phòng thí nghiệm

- Xử lí số liệu và viết báo cáo thí nghiệm.

- Thu dọn và làm sạch phòng thí nghiệm.

3. Phương pháp thực nghiệm khoa học

Vận dụng 2. Dựa vào hình 2.3 và ví dụ 3, hãy thiết kế thí nghiệm tìm hiểu ảnh hưởng của nước đến chiều cao cây đậu tương ngoài thực địa.

Phương pháp giải:

Thực nghiệm khoa học là phương pháp thu thập thông tin trên đối tượng nghiên cứu trong những điều kiện được tác động có chủ đích. Thực nghiệm khoa học gồm các bước như trong hình 2.3:

Giải bài tập SGK Sinh 10 Cánh diều (ảnh 6)
Giải bài tập SGK Sinh 10 Cánh diều (ảnh 7)
Giải bài tập SGK Sinh 10 Cánh diều (ảnh 8)

Trả lời:

Thí nghiệm tìm hiểu ảnh hưởng của nước đến chiều cao cây đậu tương ngoài thực địa.

Bước 1: Thiết kế mô hình thực nghiệm và chuẩn bị các điều kiện thí nghiệm.

- Thiết kế mô hình thí nghiệm:

+ Lô 1: trồng 100 cây đậu tương

+ Lô 2: trồng 100 cây đậu tương

+ Lô 3: trồng 100 cây đậu tương

- Chuẩn bị dụng cụ: Dụng cụ làm đất, hệ thống tưới nước, thiết bị chụp ảnh.

- Mẫu vật: 300 cây đậu tương (tiêu chí: chiều cao 10 -15 cm; khối lượng và kích thước tương đương)

- Thiết bị an toàn: Găng tay cao su, ủng cao su,...

Bước 2: Tiến hành và thu thập số liệu thực nghiệm

- Tiến hành thí nghiệm:

+ Tạo 3 lô đất với hàm lượng dinh dưỡng như nhau.

+ Trồng các cây đã chuẩn bị vào các lô đất.

+ Tiến hành tưới nước cho các lô đất lần lượt theo các điều kiện sau:

• Lô 1: Không cung cấp nước.

• Lô 2: Tưới nước vừa đủ ẩm đất, 2 lần vào sáng và chiều tối.

• Lô 3: Tưới nước giữa cho lượng nước trong đất luôn ở trạng thái bão hòa (ngập nước).

+ Quan sát các cây ở các lô đất ghi chép hiện tượng sau từng ngày, đo lại chiều cao của các cây sau mỗi 2 ngày (tiến hành thí nghiệm trong 8 - 10 ngày). Ghi chép các kết quả tiến hành so sánh, đánh giá, đưa ra kết luận.

- Tuân thủ các quy định an toàn khi thực hành ngoài thực nghiệm

Bước 3:

- Làm báo cáo kết quả thí nghiệm theo các nội dung:

+ Tên thí nghiệm

+ Câu hỏi nghiên cứu

+ Dụng cụ, hóa chất và mẫu vật

+ Phân công nhiệm vụ trong nhóm

+ Các bước tiến hành

+ Kết quả thí nghiệm

+ Phân tích kết quả và đưa ra kết luận

+  Nhận xét và đánh giá

- Thu gom rác thải và để các dụng cụ thí nghiệm vào nơi quy định.

- Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau mỗi lần thực nghiệm.


II. Các kĩ năng trong tiến trình nghiên cứu khoa học

Luyện tập 1. Vì sao quan sát và thực nghiệm là các phương pháp đặc trưng cho nghiên cứu sinh học? Nêu mối quan hệ giữa các phương pháp nghiên cứu sinh học.

Lời giải:

Sinh học là môn khoa học tự nhiên nghiên cứu các sinh vật và quy luật phát triển của chúng vì vậy nghiên cứu thực nghiệm (thực tế) đống một vai trò quan trọng đối với nghiên cứu khoa học sinh học.

Luyện tập 2. Vì sao việc thử nghiệm cần lặp lại nhiều lần mặc dù dữ liệu thu được đã phù hợp với giả thuyết?

Trả lời:

- Việc thử nghiệm cần lặp lại nhiều lần mặc dù dữ liệu thu được đã phù hợp với giả thuyết. Việc làm này là để tránh đưa ra kết luận vội vàng, tăng độ tin cậy của thử nghiệm, từ đó, có thể khẳng định, bác bỏ giải thuyết hoặc đưa ra một giả thuyết mới.


III. Giới thiệu tin sinh học

Câu hỏi 2. Quan sát hình 2.5 cho biết tin sinh học là gì?

Phương pháp giải:

Tin sinh học (Bioinformatics) là phương pháp tin sinh học là phương pháp thu thập, xử lí và phân tích các thông tin và dữ liệu sinh học bằng phần mềm máy tính, từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu và cho phép thực hiện các liên kết giữa chúng.

Trả lời:

Tin sinh học (Bioinformatics) là một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, kết hợp dữ liệu sinh học với khoa học máy tính và thống kê.


IV. Một số vật liệu, thiết bị nghiên cứu và học tập môn Sinh học

Câu hỏi 3. Hãy kể tên các vật liệu, thiết bị có trong phòng thí nghiệm sinh học mà em biết.

Phương pháp giải:

Một số vật liệu, thiết bị nghiên cứu và học tập môn Sinh học:

• Dụng cụ: kính hiển vi, kính lúp, bộ đồ mổ,...

• Máy móc thiết bị: tủ lạnh, tủ cấy vi sinh, cân điện tử, các bộ cảm biến,...

• Các phần mềm: thí nghiệm ảo, phần mềm dạy học, các phần mềm xử lý số liệu thống kê,...

• Tranh ảnh, mô hình, mẫu vật: bộ tranh cơ thể người, bộ tranh các cấp tổ chức sống, mô hinh tế bào, mô hình DNA, bộ tiêu bản quan sát nhiễm sắc thể,...

• Thiết bị an toàn: găng tay, kính bảo vệ mắt, áo bảo hộ,...

Trả lời:

Các vật liệu, thiết bị có trong phòng thí nghiệm sinh học mà em biết:

• Dụng cụ: kính hiển vi, kính lúp,...

• Máy móc thiết bị: tủ lạnh, cân điện tử,...

• Các phần mềm: thí nghiệm ảo,các phần mềm xử lý số liệu thống kê,...

• Tranh ảnh, mô hình, mẫu vật.

• Thiết bị an toàn: găng tay, kính bảo vệ mắt, áo bảo hộ,...


Giải bài tập SGK Sinh 10 Bài 3: Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống

Hoạt động mở đầu: Kể tên các cấp độ tổ chức của cơ thể đa bào. Thế giới sống có thể được sắp xếp, tổ chức theo các cấp độ nào?

Trả lời:

- Cấp độ tổ chức của cơ thể đa bào:

tế bào => mô => cơ quan => hệ cơ quan => cơ thể

- Thế giới sống có thể được sắp xếp, tổ chức theo các cấp độ:

phân tử => bào quan => tế bào => mô => cơ quan => hệ cơ quan => cơ thể => quần thể => quần xã => hệ sinh thái => sinh quyển.


I. Các cấp độ tổ chức sống

Câu hỏi 1. Quan sát hình 3.1 và dựa vào kiến thức đã học, hãy mô tả các cấp độ tổ chức sống.

Giải bài tập SGK Sinh 10 Cánh diều (ảnh 9)

Trả lời:

Các cấp độ tổ chức sống:

phân tử => bào quan =>tế bào => mô => cơ quan => hệ cơ quan => cơ thể => quần thể => quần xã - hệ sinh thái => sinh quyển.

Câu hỏi 2. Cấp độ tổ chức sống là gì? Nêu ví dụ cho mỗi cấp độ tổ chức sống.

Trả lời:

- Cấp độ tổ chức của thế giới sống là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó.

- Ví dụ:

+ phân tử: nước, không khí, muối ăn,...

+ bào quan: nhân tế bào, màng tế bào, nhiễm sắc thể

+ tế bào: thế bào xương, tế bào thần kinh, tế bào vảy hành

+ mô: mô xương đặc, mô biểu bì, mô liên kết

+ cơ quan: xương đùi, cơ quan tiêu hóa, hoa, lá, thân,...

+ hệ cơ quan: hệ xương, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn,...

+ cơ thể: hổ đông dương, báo đốm, hươu cao cổ, cây dương xỉ,...

+ quần thể: quần thể hổ, quần thể báo đốm, quần thể dương xỉ,...

+ quần xã - hệ sinh thái: sinh vật + môi trường sống => quần xã báo đốm tại vườn quốc gia Cúc Phương

Luyện tập 1. Cấp độ tổ chức nào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản? Vì sao?

Cấp độ tổ chức sống cơ bản gồm tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã-hệ sinh thái vì các cấp độ tổ chức sống có cấu trúc ổn định, có thể thực hiện được các chức năng sống cơ bản như trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, có khả năng tự điều chỉnh, thích nghi với môi trường sống một cách độc lập được gọi là cấp độ tổ chức sống cơ bản. Các cấp độ tổ chức sống cơ bản bao gồm tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã — hệ sinh thái.


II. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống

Câu hỏi 3. Mỗi cấp độ tổ chức sống tuy có những đặc điểm riêng nhưng tất cả các cấp độ đều có những đặc điểm chung nào?

Câu hỏi 4. Thế nào là tổ chức theo nguyên tắc chức bậc? Cho ví dụ.

Luyện tập 2. Lấy ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người.

Lời giải:

Câu hỏi 3. 

Đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống là: Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc; Hệ thống mở và tự điều chỉnh; Liên tục tiến hóa

Câu hỏi 4.

Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc được hiểu là tổ chức cấp dưới làm nền tảng cấu tạo nên tổ chức cấp trên. Tổ chức cấp trên không chỉ mang đặc điểm của tổ chức cấp dưới mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp dưới không có.

=> Ví dụ: Quần thể là một cấp độ tổ chức gồm nhiều cá thể cùng loài, có cấu trúc ổn định về số lượng, phân bố trong không gian và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể mà ở cấp độ cơ thể không có.

Luyện tập 2. 

Ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người: 

+ Cơ thể lúc hoạt động mạnh, chuуển hóa năng lượng tăng, nhiệt ѕinh ra nhiều gâу nóng cơ thể. Lúc đó cơ thể có cơ chế đổ mồ hôi để thải nhiệt qua da ra bên ngoài, làm mát cơ thể.

+ Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ thấp, các mạch máu dưới da co lại, хuất hiện hiện tượng run để làm ấm cơ thể.


III. Quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống

Câu hỏi 5. Trình bày quan hệ phụ thuộc nhau giữa các cấp độ tổ chức sống.

Luyện tập 3. Quan sát hình 3.2, mô tả mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống ở cơ thể người.

Lời giải:

Câu hỏi 5. 

Quan hệ phụ thuộc nhau giữa các cấp độ tổ chức sống:

Quan hệ giữa các cấp tổ chức sống được thể hiện trong quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng: Các cấp độ tổ chức sống thể hiện mối liên quan bộ phận và tổng thể, trong đó cấp độ tổ chức lớn hơn được hình thành từ cấp độ tổ chức nhỏ hơn liền kề.

Luyện tập 3. 

Mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống ở cơ thể người: tế bào biểu mô ruột => biểu mô ruột ruột non — hệ tiêu hoá => cơ thể.

Trong đó, tế bào biểu mô ruột - thực hiện chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng, nhờ đó ruột non và hệ tiêu hoá thực hiện được chức năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể người.

icon-date
Xuất bản : 05/06/2022 - Cập nhật : 14/09/2022