Y Phương là một tác giả tài năng và nổi tiếng. Tác phẩm ta hay đọc nhất của ông có thể kể đến Nói với con. Bài thơ là những lời giản dị mà đầy tình yêu của người cha đối với con nhỏ của mình. Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình. Để hiểu hơn về ý nghĩa bài thơ cũng như Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh thơ "Rừng cho hoa, con đường cho tấm lòng"? Cùng Toploigiai đến với bài viết dưới đây.
Nhà thơ Y Phương có tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, sinh ngày 24.12.1948, Quê gốc: xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Người dân tộc Tày.
Y Phương nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến 1981, chuyển về công tác tại Sở văn hóa thông tin Cao Bằng. Từ 1982-1985, ông học tại Trường viết văn Nguyễn Du. Năm 1986, ông về công tác tại Sở văn hóa thông tin Cao Bằng. Từ năm 1991, ông là Phó giám đốc Sở văn hóa thông tin Cao Bằng. Từ 1993 đến nay, ông là Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Cao Bằng. Nhà thơ đã được nhận Giải A cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ quân đội, Giải thưởng loại A của Hội nhà văn Việt Nam (1987) với tập thơ Tiếng hát tháng Giêng, Giải A của Hội đồng văn học dân tộc – Hội nhà văn Việt Nam (1992) cho tập thơ Lời chúc.
Tác phẩm gồm : Người hoa núi (kịch bản sân khấu – 1982), Tiếng hát tháng Giêng (thơ – 1986), Lưu hồng một góc (thơ, in chung – 1987), Lời chúc (thơ – 1991), Đàn then (thơ 1996).
>>> Tham khảo: Qua bài thơ Nói với con người cha muốn nói với con điều gì?
Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc đến tình cảm đẹp đẽvới quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống
Bài thơ được làm theo thể thơ tự do phóng khoáng làm cho cảm xúc cụ thể, rõ ràng, giọng điệu thơ trìu mến, thiết tha. Ngôn ngữ thơ cụ thể, hàm súc, nhiều ý nghĩa, hình ảnh thơ độc đáo sinh động mang đậm bản sắc thơ ca miền núi cũng là những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm
Em cảm nhận về hình ảnh thơ "Rừng cho hoa, con đường cho tấm lòng":
+ Hoa: vẻ đẹp của thiên nhiên
+ Tấm lòng: vẻ đẹp của tình người
-> Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. Vẻ đẹp của thiên nhiên không chỉ là ở màu sắc, cái ta nhìn thấy mà còn là cả “tấm lòng”: đó là sự che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống.
Bài văn:
"Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng"
Câu thơ nằm trong phần nhà thơ viết về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người – đó là gia đình và quê hương.Quê hương với gia đình ấm áp yêu thương; với những con người tài hoa, có tâm hồn lãng mạn; cũng là quê hương với thiên nhiên thơ mộng, nghĩa tình: “Rừng cho hoa – Con đường cho những tấm lòng”.Điệp từ “cho” mang nặng nghĩa tình. Quê hương đem đến cho con người những thứ cần để lớn, dành tặng cho con người những gì đẹp đẽ nhất. Quê hương đã che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống.Bằng cách nhân hóa “rừng” và “con đường” qua điệp từ “cho”, Y Phương đã cho người đọc cảm nhận sâu sắc về nghĩa tình quê hương đối với mỗi con người. Quê hương là điều quí giá vô ngần mà mỗi con người không thể thiếu trên bước đường lớn khôn, trưởng thành. Từ đó gợi cho mỗi người vềý thức đối với quê hương mình. Mỗi con người đều gắn bó với quê hương, mang bản sắc, truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương. Chính vì thế, tình cảm dành cho quê hương ở mỗi con người là tình cảm có tính chất tự nhiên, sâu nặng.Quê hương luôn bồi đắp cho con người những giá trị tinh thần cao quí: tình làng nghĩa xóm. tình yêu quê hương, gia đình sâu nặng…Quê hương luôn là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ, động viên, là đích hướng về của con người.Tình yêu quê hương, gia đình luôn gắn liền với tình yêu đất nước. Cần hướng về quê hương, song không có nghĩa là chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra, mà phải biết tôn trọng và yêu quí tất cả những gì thuộc về Tổ quốc. Xây đắp, bảo vệ, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi con người. Là học sinh, ngay từ bây giờ phải tu dưỡng đạo đức, tích lũy kiến thức để sau này góp một phần nhỏ của việc vào công cuộc dựng xây, và bảo vệ quê hương đất nước.Cần có thái độ phê phán những người có hành động, suy nghĩ chưa tích cực đối với quê hương: chê quê hương nghèo khó, lạc hậu; không có ý thức xây dựng quê hương, thậm chí quay lưng, phản bội quê hương, xứ sở….
>>> Tham khảo: Phân tích khổ thơ đầu bài Nói với con
------------------------------
Vậy là trên đây Toploigiai đã gửi đến bạn câu trả lời cho câu hỏi Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh thơ "Rừng cho hoa, con đường cho tấm lòng"? Chúc các bạn học tập tốt!