logo

"Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng" là gì?

Chắc hẳn các bạn không còn xa lạ gì đối với đại tuyệt tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, tác phẩm được coi là một quốc bảo. Những câu thơ không chỉ như lời kể chuyện thủ thỉ, mà còn chứa cả linh hồn. Có thể nói đây là câu chuyện bi kịch về một người con gái đẹp, nhưng quá đỗi buồn thương. Đoạn truyện Kiều ở lầu Ngưng Bích thể hiện sự cô đơn trong tâm hồn người con gái trẻ, cũng là nỗi lòng bi thống khi trông cảnh, nhớ người. Vậy để tìm hiểu rõ hơn về câu thơ đặc sắc "Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng" là gì? Hãy cùng Toploigiai đến ngay bài viết sau đây.


1. Hoàn cảnh câu thơ

Đoạn thơ "Kiều ở lầu Ngưng Bích" dài 22 câu trích trong "Truyện Kiểu" là những "Câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình" (Tố Hữu). Bao biến cố khủng khiếp đã diễn ra: tai bay vạ gió, cha và em bị tù tội, gia sản bị bọn sai nha "đầu trâu mặt ngựa" cướp "sạch sành sanh...", phải bán mình chuộc cha, trao duyên cho em, Kiều rơi vào tay Mã Giám Sinh - Tú Bà. Sau khi "thất thân" bởi Mã Giám Sinh, bị mụ Tú bà làm nhục, Kiều tự vẫn nhưng đã được cứu sống.

nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng là gì

Kiều được Tú Bà đưa ra lầu Ngưng Bích với lời hứa "con hãy thong dong” nhưng thật ra là nàng bị giam lỏng. Lầu Ngưng Bích là một điểm dừng chân của Thúy Kiều trên con đường lưu lạc đầy nước mắt, cay đắng và tủi nhục suốt 15 năm trời.

Tại đây, trong một khắc nào đó, Kiều trông cảnh mà tự thương cho thân phận mình, cuộc đời mình. Đây có thể nói là một hình ảnh đẹp trong bài, người đẹp, cảnh đẹp nhưng lòng người lại chẳng nguôi.

>>> Tham khảo: Cảm nhận 8 câu cuối Kiều ở lầu Ngưng Bích


2. Câu thơ "Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng" là gì?

Sang câu thơ "Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng" chúng ta có thể hiểu trong hoàn cảnh như thế này tấm lòng Kiều như bị xẻ làm đôi, Kiều có lúc nghĩ đến tình, có lúc nghĩ đến cảnh. Có thể nói, câu thơ muốn nói về tâm trạng rối bời của nàng Kiều, tâm trạng lúc này, lúc kia. Hoặc chúng ta cũng có thể hiểu nàng Kiều lúc vì tình mà ngắm cảnh, lúc vì cảnh mà sinh tình. Đây chính là cái tài của nhà thơ khi viết câu thơ có thể khiến chúng ta diễn tả theo nhiều nghĩa. Tuy nhiên, chúng ta cần đặt trong hoàn cảnh của Kiều để diễn tả cho chính xác.

Sớm và khuya, ngày và đêm Kiều thui thủi một mình nơi đất khách quê người, nàng chỉ còn biết làm bạn với mây và đèn. Trong nỗi cô đơn tuyệt đối ấy, lòng Kiều dồn tới lớp lớp những nỗi niềm chua xót. Buồn vì cảnh hoang vu, rợn ngợp và buồn vì cái tình riêng khiến lòng nàng như bị chia xé: Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Bốn chữ “như chia tấm lòng” diễn tả một nỗi niềm, một nỗi lòng tan nát, đau thương. Vì thế, tuy sống giữa một khung cảnh đẹp êm đềm, có non xa và trăng gần nhưng nàng vẫn thấy cô đơn, bẽ bàng, bởi lẽ “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Kiều sao không khỏi cô đơn, bẽ bàng trong một cảnh ngộ đầy bi kịch.

>>> Tham khảo: Điển tích điển cố trong Kiều ở lầu Ngưng Bích?


3. Nghệ thuật câu thơ "Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng"

Ý thơ chuyển đổi rất linh hoạt: tả cảnh gắn với không gian cao rộng càng khiến cho cảnh mênh mang dàn trải. Tả tâm trạng lại gắn với thời gian. Thời gian dằng dặc (mây sớm, đèn khuya) càng cho thấy tâm trạng chán nản, buồn tủi của Kiều "Nửa tình nửa cảnh", dường như cũng không còn phân biệt nữa. Tả cảnh ngụ tình rất tài hoa, độc đáo đã khắc họa một bức tranh sinh động về ngoại cảnh và tâm cảnh, trong đó nổi lên tâm trạng bề bộn bao nỗi buồn đau, chua xót, lo sợ, vô vọng, góp phần tạo nên vẻ đẹp thủy chung, hiếu thảo và nhân hậu ở Thúy Kiều ở các câu thơ sau, nhất là ở tám câu cuối mới là chứng minh hùng hồn nhất và sáu câu đầu là tiền đề để có nguyên cớ nói lên Thúy Kiều là nhân hậu, hiếu thảo, thủy chung.

Trong nỗi cô đơn cố hữu đang bủa vây quanh mình, khi một mình Kiều phải bơ vơ dưới góc bể chân trời ở lầu Ngưng Bích thì nỗi nhớ gia đình, nỗi nhớ người yêu đến như một lẽ tất yếu, rất phù hợp với quy luật tâm lí của con người xa quê. Tám câu thơ tiếp là nỗi niềm thương nhớ Kim Trọng và cha mẹ của Kiều. Đến đây, chúng ta thấy được cách dùng từ rất đắc địa, khéo léo của nhà thơ.

Để diễn tả nỗi nhớ của Kiều dành cho chàng Kim, tác giả đã dùng động từ “tưởng”. Tưởng là nhớ tới mức hình dung ra Kim Trọng đang ở trước mắt trò chuyện với Kiều. Kiều nhớ đến đêm trăng thề nguyện, hai người cùng uống chén rượu thủy chung, hứa sẽ bên nhau trọn đời. Nhưng bây giờ nàng đang phải lạc lõng nơi đất khách, nên nàng tưởng Kim Trọng đang đợi tin tức của mình, còn mình thì bặt vô âm tín

------------------------------------

Vậy là trên đây Toploigiai đã cùng bạn đi tìm hiểu về câu thơ "Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng" là gì trong bài thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Đây chỉ là một đoạn trích nhỏ trong áng văn bất tận, bạn có thể tìm hiểu thêm tại Top lời giải. Hy vọng sau bài viết này, bạn có thể làm bài tập liên quan thật tốt!

icon-date
Xuất bản : 10/10/2022 - Cập nhật : 10/10/2022