logo

Công thức viết mở bài nghị luận văn học

Một bài văn nghị luận hay không chỉ cần những lý luận sắc bén chính xác, những sự thấu hiểu kĩ càng mà còn cần cả một đoạn mở bài ấn tượng. Có thể nói, những dạng văn nghị luận cần phải mở bài một cách ngắn gọn nhưng phải đúng trọng tâm. Ngay bên dưới đây, Toploigiai sẽ cung cấp cho các bạn học sinh một số công thức viết mở bài nghị luận văn học hay giúp các bạn có thêm tài liệu ôn thi.


1. Phương pháp viết mở bài hay

a. Ngắn gọn

Mở bài ngắn gọn là ngắn về số lượng câu và nội dung thể hiện, số lượng câu chỉ cần khoảng 4 - 6 câu, nội dung chỉ cần sự tóm tắt ngắn gọn. Hãy viết mở bài là sự tóm tắt, khơi nguồn nội dung ít để người đọc cảm nhận được sự tò mò và đi chinh phục nội dung tiếp theo ở phần thân bài

b. Đầy đủ

Nêu được vấn đề, câu nói dẫn dắt, ngắn nhưng đầy đủ ý mới quan trọng, vấn đề chính cũng như nội dung quan trọng bắt buộc phải nhắc đến phần mở bài

c. Độc đáo

Gây được sự chú ý cho người đọc về vấn đề cần viết bằng những liên tưởng khác lạ, tưởng tượng phong phú trong các bài văn miêu tả, kể tạo sự thu hút bất ngờ cho người đọc. Sự độc đáo trong mở bài khiến bài viết của các bạn trở nên nổi bật và nhận được sự chú ý và theo dõi của mọi người về chất lượng bài văn.

d. Tự nhiên

Dùng ngôn từ giản dị, mộc mạc trong cách viết bài, đặc biệt thể hiện ở phần mở bài là cần thiết để có một mở bài hay.

Công thức viết mở bài nghị luận văn học

Thông thường có hai cách mở bài:

Mở bài trực tiếp (trực khởi)

Là cách mở bài đi thẳng vào vấn đề. Cách mở bài này thường đột ngột, làm cho người đọc có nhiều hứng thú. Nhưng nếu chọn cách này, học sinh phải có một vốn từ nhất định, một lượng kiến thức rất chuẩn …Nói chung phải là một tay lành nghề văn mới sử dụng hiệu quả.

Ưu điểm của cách mở bài trực tiếp :

- Đi thẳng ngay vào bài nên tránh được sự lan man, xa đề hoặc lạc đề.

- Dễ vận dụng đối với các học sinh có kỹ năng lập luận yếu.

- Tiết kiệm được thời gian suy nghĩ cho người viết.

Nhược điểm: Ít tạo được không khí lôi cuốn cho người đọc.

Mở bài gián tiếp (Lưng khởi)

Là kiểu mở bài nêu vấn đề sẽ bàn sau khi dẫn ra một ý kiến khác có liên quan gần gũi với vấn đề (với nhiều hình thức). Để bài làm có không khí tự nhiên và có chất văn, người ta thường mở bài theo hướng gián tiếp.

Có 4 cách mở bài gián tiếp :

- Cách 1: Diễn dịch (suy diễn ) “Với mở bài theo lối diễn dịch các em nêu ra những ý kiến khái quát hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi mới bắt đầu vào vấn đề ấy.

- Cách 2: Quy nạp Mở bài theo kiểu quy nạp tức là nêu lên những ý nhỏ hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi mới tổng hợp lại vấn đề cần nghị luận.

- Cách 3: Tương liên (tương đồng ) Chúng ta có thể mở bài theo cách tương liên: Nêu lên một ý giống như ý trong đề rồi bắt sang vấn đề cần nghị luận. Ý được nêu ra có thể là một câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn, một nhận định hoặc những chân lý phổ biến, những sự kiện nổi tiếng.

- Cách 4: Tương phản (đối lập ) Còn một cách nữa để có một mở bài gián tiếp đó là sử dụng phương pháp đối lập. Người viết thường nêu lên những ý trái ngược với ý trong đề bài rồi lấy đó làm cớ để chuyển sang vấn đề cần nghị luận.

>>> Tham khảo: Nghị luận Câu chuyện hai hạt mầm


2. Công thức viết mở bài nghị luận văn học

Công thức 1

Tố Hữu từng khẳng định: “Văn học thực chất là cuộc sống. Văn chương sẽ chẳng là gì nếu không phải vì lẽ sống. Cuộc đời là điểm xuất phát và cũng là đích đến của văn học. Tác phẩm văn học nào cũng tập trung phản ánh hiện thực cuộc sống. Qua tác phẩm của nhà văn / nhà thơ A… ta có thể thấy được (nội dung vấn đề). Cùng với (nghệ thuật tiêu biểu), tác phẩm vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.

Công thức 2

Xây dựng một hình tượng nhân vật đã khó, nhưng để nhân vật đó có sức lay động và chiếm trọn trái tim người đọc còn khó hơn. Ấy vậy mà nhà thơ/nhà văn ABC đã làm được điều đó. Nhân vật XYZ của ông đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc về hình ảnh của một … ( tùy đề bài yêu cầu phân tích nhân vật nào thì khái quát nhân vật đó)

Công thức 3

Nhà văn Thạch Lam trong lời tựa của tập truyện “Gió đầu mùa” có viết: “Đối với tôi, văn chương không phải một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”. Và chắc hẳn tác phẩm B của nhà văn/nhà thơ A đã làm làm được điều đó.

Công thức 4

“Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút - Puskin. Và chính nhà thơ/ nhà văn A đã để tiếng lòng của mình được cất lên qua tác phẩm B. Khi đọc tác phẩm này, chúng ta đã cảm thấy ấn tượng với… (vấn đề cần nghị luận).

Công thức 5

Văn học là cuộc đời… Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học. Mỗi nghệ sĩ lớn đều ý thức được mối quan hệ chặt chẽ giữ văn học và cuộc sống. Đời sống là nguồn đề tài – không bao giờ với cạn cho những sáng tác đầy nảy nở, bước đi trên những nẻo đường là một giọt chắt chiu tư tưởng được hình thành. Qua tác phẩm …của nhà thơ …, ta thấy được. (nội dung vấn đề nghị luận). Cùng với cốt truyện sáng tạo, tình huống truyện độc đáo hấp dẫn, nghệ thuật kể chuyện giản dị, tác phẩm …vẫn giữ nguyên vẹn sức hấp dẫn của mình qua thời gian.

---------------------------------

Vậy là trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về phương pháp viết bài văn nghị luận và một số công thức viết mở bài nghị luận văn học. Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể học tập thật tốt và vận dụng vào trong những bài văn của mình.

icon-date
Xuất bản : 08/10/2022 - Cập nhật : 08/10/2022