logo

Các loại từ trong Tiếng Việt

Thông thường, các ngôn ngữ được phân loại thành danh từ, động từ và các từ loại khác. Trong tiếng Việt, có các từ loại điển hình như: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, lượng từ, phó từ, chỉ từ,…Để biết nhiều hơn về các loại từ trong tiếng việt, Toploigiai mời các bạn đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!


1. Từ loại là gì?

Các loại từ trong Tiếng Việt

Các từ giống nhau về mặt đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa biểu đạt khái quá gọi là từ loại.

Từ loại được chia thanh nhiều loại. Cơ bản trong hệ thống Tiếng Việt gồm có: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, lượng từ, phó từ, chỉ từ,…Ngoài ra còn có quan hệ từ, tình thái từ, phó từ.


2. Các loại từ trong Tiếng Việt

a. Danh từ

Danh từ là từ loại để nói về các sự vật, hiện tượng hay gọi tên con người, sự vật, khái niệm, đơn vị. Danh từ thường đảm nhiệm chủ ngữ trong câu.

Ví dụ:

– Danh từ chỉ hiện tượng: nắng, mưa, bão, tuyết, chớp, sấm…

– Danh từ chỉ sự vật: bàn, ghế, bát đũa, xe cộ…

– Danh từ chỉ khái niệm: con người, lối sống, tư duy, tư tưởng…

– Danh từ chỉ đơn vị: kilomet, mét, tạ, tấn, vị (vị luật sư, vị giám đốc), ông, bà…

Gồm danh từ chung và danh từ riêng

– Danh từ riêng: là tên riêng của sự vật, hiện tượng, tên người, tên địa phương,…

Ví dụ: tên người: Hoa, Hồng, Lan, Huệ..; tên địa phương: (xã) Đồng Văn,…

– Danh từ chung: tên chung cho các sự vật hiện tượng

+ Danh từ cụ thể: có thể cảm nhận (sờ, nắm) được: bàn, ghế, máy tính…

+ Danh từ trìu tượng: Không thể cảm nhận bằng giác quan: tư tưởng, đạo lý, cách mạng, định nghĩa…

>>> Tham khảo: Danh từ chỉ hiện tượng là gì?

b. Tính từ: là loại từ dùng để chỉ đặc điểm, những nét riêng, tính chất, trạng thái, màu sắc của sự vật và hiện tượng, chẳng hạn các từ: Xinh, xấu, đẹp, lớn, nhỏ,…

Ví dụ: Chiếc đèn học có màu hồng rất đẹp.

Trong câu trên, từ “hồng” và “đẹp” là tính từ, miêu tả màu sắc và vẻ đẹp của chiếc bàn học.

c. Đại từ

Đại từ là loại từ để chỉ vật, người, hiện tượng gồm các đại từ xưng hô, đại từ thay thế, đại từ chỉ lượng, đại từ nghi vấn.

Ví dụ:

1. Tôi là người đã chạy đến đích nhanh nhất.

2. Con mèo có lông màu trắng rất đẹp, thế nên tôi rất thích nó.

3. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu. (Ca dao)

4. Ai là người đã đạt giải nhất cuộc thi học sinh giỏi cấp trường?

Các từ in đậm ở trên là các đại từ, trong đó:

+ Tôi: là đại từ nhân xưng

+ Nó: là đại từ thay thế chỉ con mèo.

+ Bao nhiêu, bấy nhiêu: là đại từ chỉ lượng.

+ Ai: là đại từ nghi vấn.

d. Số từ:

là loại từ chỉ số lượng hoặc thứ tự.

Ví dụ:

+ Số từ chỉ số lượng: Ba cái bàn, hai chiếc bút,…

+ Số từ chỉ thứ tự: Ngày thứ nhất, Đời thứ hai,…

e. Chỉ từ:

Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí của nó không một khoảng không gian hoặc thời gian xác định.

Chỉ từ thường đóng vai trò làm phụ ngữ cho danh từ/ cụm danh từ.

Ví dụ về chỉ từ: kia, này, nọ, đấy,…

Tôi thích chiếc váy kia hơn chiếc váy này.

Con bé đấy xinh đáo để!

Ngày hôm ấy, tôi và bố con bé chia tay. Một ngày mưa rả rích….

f. Quan hệ từ:

Quan hệ từ là những từ được dùng để biểu thị các mối quan hệ như nhân quả, so sánh, tăng tiến,… Nó được dùng để nối các vế trong câu nhằm thể hiện mối quan hệ giữa chúng. Ví dụ như: vì, nên, do, mặc dù, nhưng, thì, như, bằng, càng,….

Ví dụ về quan hệ từ:

Tôi và anh ấy học cùng lớp. (quan hệ liệt kê)

Tôi bị điểm thấp do lười học. (quan hệ nhân – quả)

Quyển sách của bạn hay lắm! (quan hệ sở hữu)

Cô ấy xinh như hoa hậu! (quan hệ so sánh)

Hôm nay trời nắng nhưng không nóng lắm! (quan hệ tương phản)

Chiếc xe mà bố tặng tôi rất đẹp! (quan hệ mục đích)

Chiếc bút ở trên bàn. (quan hệ định vị)

Chúng tôi thường về quê bằng xe máy. (quan hệ về cách thức, phương tiện)

g. Trạng từ: là từ được dùng sau tính từ, động từ để bổ nghĩa cho danh từ, động từ đó cung cấp thông tin về không gian, thời gian hoặc địa điểm.

Ví dụ:

+ Ngày mai, chúng tôi sẽ đi du lịch Phú Quốc.

+ Tôi thường xuyên đi dạo quanh Hồ Tây.

+ Lạng Sơn là nơi tôi đã sinh ra và lớn lên.

Các từ in đậm ở trên là các trạng từ, trong đó:

+ Ngày mai: là trạng từ chỉ thời gian;

+ Thường xuyên: là trạng từ chỉ tần suất;

+ Nơi: là trạng từ liên hệ.

h. Thán từ:

Gồm những từ được sử dụng nhằm giúp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của con người hoặc dùng với chức năng gọi đáp gọi là thán từ. Thán từ thường dùng trong câu cảm thán và đi sau dấu chấm than.

Ví dụ:

– Thán từ gọi đáp: Anh ơi, Hỡi mọi người, Này bạn ơi…;

– Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: Ôi bó hoa thật đẹp! / Chà vị trà này ngon tuyệt

----------------------------------------

Trên đây, Top lời giải đã giải đáp cho các bạn về Các loại từ trong tiếng việt và cung cấp thêm kiến thức bổ sung. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt và có thật nhiều kiến thức bổ ích để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.

icon-date
Xuất bản : 12/10/2022 - Cập nhật : 12/10/2022