logo

Đọc hiểu Xương Rồng và Cúc Biển (2 đề)

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Xương Rồng và Cúc Biển hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 

Đọc đoạn trích sau:

XƯƠNG RỒNG VÀ CÚC BIỂN 

     Xương Rồng sống ở bãi cát ven biển đã lâu mà chẳng được ai để ý đến. Bông Cúc Biển thấy lão sống lặng lẽ quá nên xin đến ở chung. Lão hơi khó chịu nhưng vẫn đồng ý. Một hôm, đàn bướm nọ bay ngang qua, kêu lớn: 

     - Ôi, bác Xương Rồng nở hoa đẹp quá! 

     Xương Rồng hồi hộp chờ Cúc Biển lên tiếng nhưng nó chỉ im lặng, mỉm cười. Nhiều lần được khen, lão vui vẻ ra mặt. Thời gian trôi qua, hết xuân đến hè, hoa Cúc Biển tàn úa. Vài chú ong nhìn thấy liền cảm thán: 

     - Thế là đến thời hoa Xương Rồng tàn héo! 

     Nghe mọi người chê, Xương Rồng liền gân cổ cãi: 

     - Ta chẳng bao giờ tàn héo cả. Những bông hoa kia là của Cúc Biển đấy! 

     Cúc Biển chẳng nói gì nhưng không cười nữa. Đợi chị gió bay qua, nó xin chị mang mình theo đến vùng đất khác.

     Mùa xuân đến, bướm ong lại bay qua nhưng chẳng ai còn để ý đến Xương Rồng nữa. Lão tiếp tục sống những ngày tháng cô độc như trước. 

(Trích từ tập sách Giọt sương chạy trốn của Lê Luynh, NXB Kim Đồng 2020). 


Đọc hiểu Xương Rồng và Cúc Biển - Đề số 1

Thực hiện các yêu cầu sau: 

Câu 1: Vì sao Cúc Biển muốn sống cùng Xương Rồng nhưng cuối cùng Cúc Biển lại bỏ đi?

Câu 2: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu chuyện trên? Việc sử dụng biện pháp tu từ đó có tác dụng gì?

Câu 3: Từ câu chuyện về Xương Rồng và Cúc Biển, con rút ra được bài học gì cho bản thân trong cuộc sống?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1: 

- Cúc Biển muốn sống cùng Xương Rồng nhưng cuối cùng Cúc Biển lại bỏ đi, bởi vì:

+ Cúc biển không muốn thấy lão Xương Rồng phải sống lặng lẽ trong cô đơn nên Cúc Biển đã muốn sông cùng lão.

+ Do lão Xương Rồng đã chê Cúc Biển tàn héo và không những không cảm ơn Cúc Biển nên đã khiến Cúc Biển thất vọng trầm trề và lại bỏ đi.

Câu 2: 

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu chuyện trên là:

+ Nhân hoá: Cây xương rồng, cây cúc biển, con ong, con bướm và gió.

+ So sánh: "Lão tiếp tục sống những ngày tháng cô độc như trước."

Việc sử dụng các biện pháp tu từ trên đã có tác dụng giúp cho câu chuyện càng trở nên sinh động và phong phú hơn với những hình ảnh sống động và gần gũi với người đọc.

Câu 3: 

Từ câu chuyện về Xương Rồng và Cúc Biển, chúng ta đã rút ra được bài học cho bản thân rằng hãy yêu thương, quan tâm và khoan dung với tất cả mọi người xung quanh mình. Tránh xa lối sống ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình.

Đọc hiểu Xương Rồng và Cúc Biển

Đọc hiểu Xương Rồng và Cúc Biển - Đề số 2

Khoanh vào đáp án có câu trả lời chính xác nhất: 

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Truyện cổ tích

B. Truyện đồng thoại

C. Truyện ngụ ngôn

D. Truyện truyền thuyết

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là gì?

A. Tư Sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 3: Câu chuyện được kể theo ngôi kể thứ mấy?

A. Ngôi kể thứ nhất

B. Ngôi kể thứ hai

C. Ngôi kể thứ ba

D. Kết hợp ngôi kể thứ nhất và thứ ba

Câu 4: Câu văn: “Những bông hoa kia là của Cúc Biển đẩy!” có mấy cụm danh từ?

A. Một cụm

B. Hai cụm

C. Ba cụm

D. Bốn cụm

Câu 5: Câu: “Đợi chị gió bay qua, nó xin chị mang mình theo đến vùng đất khác.” Sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. So sánh

B. Nhân hóa

D. Ẩn dụ

D Hoán dụ

Câu 6: Tại sao tên các loài thực vật trong truyện lại viết hoa?

A. Vì nó là tên của một loài thực vật.

B. Vì tác giả dùng phép nhân hóa để xây dựng nhân

C. Vì để thể hiện ý tôn trọng các loài thực vật

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 7: Câu: “Cúc Biển chẳng nói gì nhưng không cười nữa.” có mấy từ đơn? 

A. 5 từ 

B. 6 từ

C. 7 từ 

D. 8 từ

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Xương Rồng và Cúc Biển. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 27/12/2022 - Cập nhật : 01/07/2023