logo

Đọc hiểu Lời con đường quê (2 đề)

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Lời con đường quê hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: 

Tôi, con đường nhỏ chạy lang thang
Kéo nỗi buồn không dạo khắp làng
Đến cuối thôn kia hơi cỏ vướng
Hương đồng quyến rũ hát lên vang

Từ đấy mình tôi cỏ mọc đầy
Dọc lòng hoa dại ngát hương lây
Tôi ôm đám lúa, quanh nương sắn
Bao cái ao rêu nước đục lầy

Những buổi mai tươi nắng chói xa
Hồn tôi lóng lánh ánh dương sa
Những chiều êm ả tôi thư thái
Như kẻ nông phu trở lại nhà

Tôi đã từng đau với nắng hè:
Thịt da rạn nứt bởi khô se
Đã từng điêu đứng khi mưa lụt:
Tôi lở, thân tôi rã bốn bề

Chia sẻ cùng người nỗi ấm no
Khi mùa màng được, nỗi buồn lo
Khi mùa màng mất. Tôi vui cả
Với những tình quê buổi hẹn hò

Tôi sống mê man tránh tẻ buồn
Miệt mài, hể hả, đắm say luôn
Tôi thâu tê tái trong da thịt
Hương đất, hương đồng chẳng ngớt tuôn...

(Lời con đường quê - Tế Hanh)

Đọc hiểu Lời con đường quê

Đọc hiểu Lời con đường quê - Đề số 1

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ ra từ láy tượng hình có trong khổ thơ đầu của bài thơ?

Câu 3. Trong những chiều êm ả, nhân vật tôi ví mình giống như ai?

Câu 4. Nêu công dụng của dấu hai chấm trong khổ thơ: 

Tôi đã từng đau với nắng hè:
Thịt da rạn nứt bởi khô se
Đã từng điêu đứng khi mưa lụt:
Tôi lở, thân tôi rã bốn bề

Câu 5. Hình ảnh con đường trong bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 6. Trong bài thơ tác giả bộc lộ tình cảm, nỗi niềm gì với quê hương?

Câu 7. Theo em, mỗi người cần làm gì để thể hiện tình cảm của mình với quê hương? Trình bày bằng một đoạn văn 5 - 7 câu.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1. 

Bài thơ trên được viết theo thể thơ: thơ mới bảy chữ.

Câu 2. 

Từ láy tượng hình có trong khổ thơ đầu của bài thơ: Lang thang

Câu 3.

Trong những chiều êm ả, nhân vật tôi ví mình giống như kẻ nông phu trở lại nhà.

Câu 4. 

Tôi đã từng đau với nắng hè:
Thịt da rạn nứt bởi khô se
Đã từng điêu đứng khi mưa lụt:
Tôi lở, thân tôi rã bốn bề

Công dụng của dấu hai chấm trong khổ thơ trên là: Dấu hai chấm dùng  liệt kê các sự việc, sự vật.

Câu 5. 

Hình ảnh con đường trong bài thơ gợi cho em suy nghĩ: Tác giả đã ví nhân vật tôi với con đường nhỏ để đọc giả mường tượng tới một cuộc hành trình "lang thang", một cuộc hành trình không đích đến. 

Câu 6. 

Trong bài thơ tác giả bộc lộ tình cảm da diết, nỗi niềm thương nhớ với quê hương. Tác giả đã viết Quê hương bằng cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và bình dị, mến yêu bằng những kỉ niệm nồng nàn nhất của mình. Kỉ niệm quê hương của tác giả cũng gợi nỗi nhớ quê hương da diết nó làm cho tình yêu quê hương của trở nên mãnh liệt hơn.

Câu 7. 

Bài làm: Theo em, mỗi người cần làm gì để thể hiện tình cảm của mình với quê hương? Trình bày bằng một đoạn văn 5 - 7 câu


Đọc hiểu Lời con đường quê - Đề số 2

Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?

A. Hiện đại

B. Bảy chữ 

C. Tám chữ

D. Sáu chữ

Câu 2. Hình ảnh nào không xuất hiện trong đoạn trích?

A. Xóm nghèo mái rạ

B. Bờ tre hun hút

C. Đom đóm lập lòe

D. Dòng sông xanh mát

Câu 3. Dòng nào nêu đúng tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong câu thơ còm cõi vai gầy gánh nặng ?

A. Nhấn mạnh sự lam lũ, cơ cực của người bà

B. Nhấn mạnh sự lam lũ, cơ cực của người mẹ

C. Nhấn mạnh niềm vui, niềm hạnh phúc của người bà

D. Nhấn mạnh sự mạnh mẽ, kiên cường của người bà

Câu 4. Cảm xúc chủ đạo của tác giả trong đọan thơ là:

A. Ngỡ ngàng

B. Nhớ thương

C. Hân hoan

D. Đau buồn

Câu 5. Nêu nội dung chính của bài thơ

Trả lời câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1. 

Đáp án: A

Câu 2. 

Đáp án: B

Câu 3. 

Đáp án: D

Câu 4. 

Đáp án: A

Câu 5. 

Nội dung của bài thơ nói về tình yêu quê hương của tác giả. Những lời thơ hết sức bình dị nhưng lại đong đầy nỗi niềm thương nhớ của tác giả với quê hương của mình.

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Lời con đường quê. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 02/01/2023 - Cập nhật : 03/07/2023