logo

Đọc hiểu Sự tích hạt thóc giống

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Sự tích hạt thóc giống hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 


Đọc hiểu Sự tích hạt thóc giống

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

SỰ TÍCH HẠT THÓC GIỐNG

Thuở xưa có một ông vua cao tuổi mà không có con cái nên muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo và giao hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc sẽ bị trừng phạt.
Ở làng nọ có chú bé tên là Chôm mồ côi cha mẹ. Cậu cũng đi nhận thóc về và cố chăm sóc mà không một hạt thóc nào nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người chở thóc về kinh đô thu nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng, đến trước vua quỳ tâu:
- Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc của người nảy mầm được.
Mọi người sững sờ trước lời thú tội của Chôm, phen này sẽ bị phạt nặng nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy, ôn tồn nói:
- Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào chúng còn nảy mầm được sao? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta.
Rồi nhà vua dõng dạc tuyên bố:
- Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.
Trong câu chuyện, tất cả những người dân trong đất nước đều thua cậu bé, bởi họ không dám công bố sự thật, họ sợ vua sẽ trừng phạt nên quên rằng sự thật mới là điều cần được tôn trọng hàng đầu.
Qua câu chuyện trên đã khuyên chúng ta trung thực là đức tính quý giá nhất của con người, chúng ta phải trung thực mọi lúc mọi nơi rồi sẽ nhận được những phần thưởng xứng đáng như cậu bé trong câu chuyện trên.

(Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 4, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1975)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Kết hợp nhiều ngôi kể

Câu 2: Nhân vật chính của câu chuyện trên là ai? 

A. Nhà vua

B. Chú bé Chôm

C. Dân làng

D. Mọi người

Câu 3: Vì sao mọi người lại sững sờ trước lời thú tội của Chôm? 

A. Vì sợ Chôm được truyền ngôi

B. Vì sợ Chôm được khen thưởng

C. Vì sợ Chôm bị vua phạt nặng

D. Vì sợ Chôm được yêu thương

Câu 4: Trong các từ được trích trong câu văn :"Mọi người sững sờ trước lời thú tội của Chôm, phen này sẽ bị phạt nặng nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy, ôn tồn nói" từ nào là từ láy? 

A. Mọi người

B. Sững sờ

C. Thú tội

D. Chú bé

Câu 5: Nhà vua phát cho mỗi người một thúng thóc giống đã luộc kĩ nhằm mục đích gì? 

A. Muốn tìm người hiền lành

B. Muốn tìm người trung thực

C. Muốn tìm người chăm chỉ

D. Muốn tìm người khỏe mạnh

Câu 6: Phần thưởng xứng đáng mà chú bé nhận được là gì?

A. Được vua truyền ngôi

B. Được thưởng vàng bạc

C. Được gả công chúa

D. Được cho ruộng đất

Câu 7: Trong câu chuyện, vì sao mọi người lại thua chú bé?

A. Vì họ quá tự tin và gian xảo

B. Vì họ không có trí thông minh

C. Vì họ không có lòng dũng cảm

D. Vì họ đem cho vua nhiều thóc

Đọc hiểu Sự tích hạt thóc giống

Câu 8: Vì sao nhà vua lại truyền ngôi cho chú bé? 

A. Vì chú bé thông minh và lanh lợi

B. Vì chú bé trung thực và dũng cảm

C. Vì chú bé chăm chỉ và chịu khó

D. Vì chú bé hiền lành và nhân hậu

Câu 9: Nếu em là chú bé trong câu chuyện trên, em sẽ làm gì? Vì sao? 

Câu 10: Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên? 


Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Kết hợp nhiều ngôi kể

Câu 2: Nhân vật chính của câu chuyện trên là ai? 

A. Nhà vua

B. Chú bé Chôm

C. Dân làng

D. Mọi người

Câu 3: Vì sao mọi người lại sững sờ trước lời thú tội của Chôm? 

A. Vì sợ Chôm được truyền ngôi

B. Vì sợ Chôm được khen thưởng

C. Vì sợ Chôm bị vua phạt nặng

D. Vì sợ Chôm được yêu thương

Câu 4: Trong các từ được trích trong câu văn :"Mọi người sững sờ trước lời thú tội của Chôm, phen này sẽ bị phạt nặng nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy, ôn tồn nói" từ nào là từ láy? 

A. Mọi người

B. Sững sờ

C. Thú tội

D. Chú bé

Câu 5: Nhà vua phát cho mỗi người một thúng thóc giống đã luộc kĩ nhằm mục đích gì? 

A. Muốn tìm người hiền lành

B. Muốn tìm người trung thực

C. Muốn tìm người chăm chỉ

D. Muốn tìm người khỏe mạnh

Câu 6: Phần thưởng xứng đáng mà chú bé nhận được là gì?

A. Được vua truyền ngôi

B. Được thưởng vàng bạc

C. Được gả công chúa

D. Được cho ruộng đất

Câu 7: Trong câu chuyện, vì sao mọi người lại thua chú bé?

A. Vì họ quá tự tin và gian xảo

B. Vì họ không có trí thông minh

C. Vì họ không có lòng dũng cảm

D. Vì họ đem cho vua nhiều thóc

Câu 8: Vì sao nhà vua lại truyền ngôi cho chú bé? 

A. Vì chú bé thông minh và lanh lợi

B. Vì chú bé trung thực và dũng cảm

C. Vì chú bé chăm chỉ và chịu khó

D. Vì chú bé hiền lành và nhân hậu

Câu 9: 

Nếu tôi là cậu bé trong câu chuyện, tôi sẽ hành động như vậy bằng cách nói ra sự thật. Vì nếu nói dối, chúng ta sẽ cảm thấy tội lỗi và không bao giờ có đủ can đảm để thú nhận.

Câu 10: 

Từ câu chuyện trên em đã rút ra được một bài học đó là đức tính trung thực luôn được mọi người yêu quý và tôn trọng. Qua đó có thể thấy được đây chính là phẩm chất quý báu của con người trong cuộc sống này.

>>> Tham khảo: Tóm tắt truyện Những hạt thóc giống

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Sự tích hạt thóc giống. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 26/12/2022 - Cập nhật : 05/07/2023
/* */ /* */
/*
*/