Hướng dẫn trả lời 2 đề Đọc hiểu Trời xanh và gió của Phạm Tiến Duật trắc nghiệm, tự luận chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao.
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
TRỜI XANH VÀ GIÓ (Phạm Tiến Duật)
Hãy tin vào nhau, đừng nghe ai nói cả
Ta vẫn là của ta ngày tháng xa xôi
Anh vụng dại vẫn hồn nhiên vụng dại
Chỉ giữ cho riêng mình là một em thôi.
Có những trống trải giữa đời,
Thấy thiên hạ đua tài dằn dữ quá,
Ngồi giữa người quen mà như thấy lạ
Khao khát tình yêu thương chân thật nụ cười.
Muốn co về riêng mình, ta chỉ một ta thôi
Bỗng hụt hẫng ta chẳng là ta nữa,
Cuộc đời không chỉ nằm bên bờ bậu cửa
Nhân loại không chỉ là loáng thoáng ở đằng kia.
Chẳng còn ý nghĩa gì nếu không sống say mê
Đừng tẻ lạnh, đừng tị hiềm, dối trá
Dẫu đường dài có toàn nước và lửa
Thì trời xanh và gió vẫn trên đầu.
(Tác phẩm văn học được giải thưởng Hồ Chí Minh, NXB Văn học, 2017, tr 591)
Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên.
Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ được thể hiện trong những dòng thơ sau:
Có những trống trải giữa đời,
Thấy thiên hạ đua tài dằn dữ quả,
Ngồi giữa người quen mà như thấy lạ
Khao khát tình yêu thương chân thật nụ cười.
Câu 3. Nêu nội dung của những dòng thơ:
Muốn co về riêng mình, ta chỉ một ta thôi
Bỗng hụt hẫng ta chẳng là ta nữa,
Cuộc đời không chỉ nằm bên bờ bậu cửa
Nhân loại không chỉ là loáng thoáng ở đằng kia.
Câu 4. Từ những suy ngẫm của tác giả về hình ảnh trời xanh và gió trong các dòng thơ "Dẫu đường dài có toàn nước và lửa/Thì trời xanh và gió vẫn trên đầu", anh/chị hãy rút ra bài học về lẽ sống cho bản thân.
Đáp án
Câu 1.
- Thể thơ của bài thơ trên: Tự do.
Câu 2.
- Biện pháp tu từ được thể hiện trong những dòng thơ sau:
+ Ẩn dụ: Trống trải giữa đời -> là cảm giác trống vắng, mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống.
+ Đối lập: quen mà như thấy lạ -> sự tương phản giữa quen và lạ.
+ Nhân hóa: tình yêu thương chân thật nụ cười. -> tình yêu thương là từ chỉ về nhân cách con người.
Câu 3.
- Nội dung của dòng thơ: thể hiện sự khao khát, mong cầu được sống độc lập, tự do, nhưng lại cảm thấy mất đi bản thân, không còn là chính mình. Cuộc sống không chỉ là những điều đơn giản, mà còn gắn liền với cộng đồng, với xã hội chứ không thể có riêng mình ta.
Câu 4.
Từ hình ảnh "trời xanh và gió vẫn trên đầu" trong những dòng thơ cuối, chúng ta có thể rút ra những suy ngẫm: "trời xanh và gió" thể hiện sự bao la, tự do, vĩnh cửu của thiên nhiên. Điều này tạo cho ta một cảm giác thoải mái, như một sự an ủi, chữa lành cho con người giữa những biến động, xáo trộn của cuộc sống. Đồng thời cũng gợi lên sự bình yên, lạc quan, hy vọng dù cho cuộc sống có nhiều khó khăn, thử thách, gian nan. Tóm lại, hình ảnh "trời xanh và gió" mang một ý nghĩa cao cả tượng trưng cho sự vĩnh hằng, bao la của thiên nhiên, tạo cảm giác an ủi, hy vọng cho con người vào một tương lai tươi sáng giữa những biến động của cuộc sống.
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên?
A. Bảy chữ
B. Tự do
C. Lục bát
D. Thất ngôn tứ tuyệt đường luật
Câu 2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?
A. Sinh hoạt
B. Nghệ thuật
C. Báo chí
D. Chính luận
Câu 3. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 4. Nhân vật trữ tình của bài thơ là ai?
A. Tác giả
B. Nguyễn Du
C. Nguyễn Bình Khiêm
D. Không có nhân vật trữ tình
Câu 5. Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu thơ sau: "Ngồi giữa người quen mà như thấy lạ"?
A. Ẩn dụ
B. So sánh
C. Nhân hóa
D. Đối lập
Đáp án
Câu 1. B => Thể thơ của đoạn trích trên là tự do.
Câu 2. B => Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên: nghệ thuật.
Câu 3. C => Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: biểu cảm.
Câu 4. A => Nhân vật trữ tình của bài thơ là tác giả - Phạm Tiến Duật.
Câu 5. D => Biện pháp tu từ trong câu thơ sau: "Ngồi giữa người quen mà như thấy lạ" là đối lập tương phản.