logo

Đọc hiểu Gạo quê của Vũ Quần Phương (2 đề)

icon_facebook

Hướng dẫn trả lời 2 đề Đọc hiểu Gạo quê của Vũ Quần Phương trắc nghiệm, tự luận chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao.

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

Gạo nuôi người
Quê cũng nuôi người
Gạo thành máu, quê thành hồn trong vắt
Người gánh gạo trưa hè chân đất
Trời xanh ngần, vai thẫm mồ hôi

Gạo mồ hôi
Quê cũng mồ hôi
Mồ hôi gánh từ làng lên phố
Trưa lạng phác hàng cây im gió
Gạo quê đây-hồn tôi-ai mua!


Đọc hiểu Gạo quê của Vũ Quần Phương (Tự luận) - Đề 1

Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ ra các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản.

Câu 3. Anh/ chị hiểu thế nào về hai câu thơ: Gạo nuôi người Quê cũng nuôi người?

Câu 4. Thông điệp nào từ văn bản trên có ý nghĩa nhất với anh/ chị? Vì sao?

Đáp án

Câu 1. 

- Văn bản trên được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2.

- Các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản: 

+ Ẩn dụ: "Gạo thành máu, quê thành hồn", "Gạo mồ hôi, quê cũng mồ hôi" 

+ Điệp ngữ: "Gạo", "mồ hôi", "quê" 

+ Nhân hóa: "Gạo nuôi người", "Quê cũng nuôi người" 

+ Liệt kê: "Trời xanh ngần, vai thấm mồ hôi" - Đối lập: "Trưa lặng phắc hàng cây im gió"

Câu 3.

- Hai câu thơ "Gạo nuôi người/ Quê cũng nuôi người" thể hiện sự gắn bó mật thiết, liên kết giữa gạo, quê hương và con người. Bởi gạo chính là nguồn dinh dưỡng nuôi sống con người trong mỗi giai đoạn, cuộc sống, đồng thời quê hương cũng chính là nơi nuôi dưỡng tinh thần con người. Khi gắn kết gạo với quê hương thì sẽ tạo nên được sự sống và tâm hồn của con người. 

Câu 4. 

Thông điệp có ý nghĩa nhất đối với tôi chính là sự gắn kết sâu sắc giữa gạo, quê hương và con người. Điều đó gửi gắm thông điệp đến bản thân tôi cũng như người đọc về tình yêu quê hương, sự trân trọng với gạo - cung cấp dinh dưỡng cho con người. Những điều ấy giúp tôi cảm nhận rõ hơn về giá trị, ý nghĩa cao cả của những thứ tuy chỉ là giản đơn, bình thường nhưng lại là nền tảng xây dựng nên một con người phát triển cả bên ngoài lẫn bên trong, giúp con người có một tương lai tươi sáng hơn nữa. 

Đọc hiểu Gạo quê của Vũ Quần Phương

Đọc hiểu Gạo quê của Vũ Quần Phương (Trắc nghiệm) - Đề 2

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên?

A. Bảy chữ

B. Lục bát

C. Tự do

D. Thất ngôn tứ tuyệt đường luật

Câu 2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?

A. Sinh hoạt

B. Nghệ thuật

C. Báo chí

D. Chính luận

Câu 3. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 4. Từ nào trong bài thơ được lặp đi lặp lại nhiều lần?

A. Gạo

B. Vai

C. Trong vắt

D. Máu

Câu 5. Chỉ ra biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: " Gạo nuôi người/Quê cũng nuôi người"?

A. Điệp ngữ

B. Ẩn dụ

C. Nhân hóa

D. So sánh

Đáp án

Câu 1. C => Thể thơ của đoạn trích trên là tự do.

Câu 2. B => phong cách ngôn ngữ của văn bản trên là nghệ thuật.

Câu 3. C => Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là biểu cảm.

Câu 4. A => Từ gạo trong bài thơ được lặp đi lặp lại nhiều lần.

Câu 5. C => Biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng: Gạo nuôi người; Quê nuôi người.

icon-date
Xuất bản : 20/04/2024 - Cập nhật : 25/04/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads