Hướng dẫn trả lời đề Đọc hiểu Tự tình tháng 3 của Bình Nguyên Trang chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi
Mùa xuân ơi
Người gieo hạt trên cánh đồng kỉ niệm
Tháng ba sương khói như lòng
Tôi thả tình tôi trên một dòng sông
Chiều đồng giao thức màu hoa bèo tím
Mặc năm tháng ngày đêm
Kí ức xanh một vùng bến bãi
Nôn nao nỗi niềm hoa cà hoa cải
Dáng con đò gầy như dáng chị tôi
Vàng đi nắng ơi
Cho nỗi buồn tôi rạng ngời hy vọng
Tôi mặc lòng tôi lang thang đầu con sóng
Nghe tiếng chuông nguồn cội nhắc tên mình
Xin được bắt đầu bằng hai chữ bình minh
Cho bài hát hoài niệm về quê cũ
Dẫu tháng năm chưa bao giờ yên ngủ
Và trong tôi hoa gạo vẫn nhọc nhằn
Tôi đi xa để gần gũi ngàn năm
Nỗi đau đáu của một người viễn xứ
Ngày đang mới trong một chiều đã cũ
Gọi tên mùa trong tiếng lá dần xanh.
Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình trong đoạn trích.
Câu 2. Nhà thơ đã vẽ nên hoài niệm về tháng ba bằng những sắc màu nào?
Câu 3. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu thơ: Dáng con đò gầy như dáng chị tôi
Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho quê cũ trong đoạn trích
Câu 1:
- Nhân vật trữ tình trong đoạn trích là: "Tôi"
Câu 2:
- Nhà thơ đã vẽ nên hoài niệm về tháng ba bằng những sắc màu: màu sương khói, màu hoa bèo tím, màu xanh kí ức, màu hoa cà hoa cải, màu nắng vàng, màu hoa gạo
Câu 3:
- Biện pháp tu từ: So sánh (Dáng con đò gầy như dáng chị tôi)
- Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh:
+ Gợi hình, gợi cảm cho câu thơ
+ Tác giả thông qua đó thể hiện cảm xúc nhớ thương đối với sự vật và con người nơi quê nhà
Câu 4:
- Tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho quê cũ trong đoạn trích chính là sự nhớ thương, gắn bó thiết tha đối với những cảnh vật chốn cũ. Không chỉ vậy đó còn là tình cảm dành cho đất nước, dành cho dân tộc nồng nàn, cao cả