Đề Đọc hiểu Trái đất đang bị đô thị thuộc bộ Đề thi đánh giá năng lực ĐH QG Hà Nội 2023 (đề mẫu) với các câu hỏi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Hiện hơn một nửa dân số thế giới đang sinh sống tại các khu vực thành thị, và tỉ lệ này còn tiếp tục gia tăng và theo dự đoán, tới năm 2050, gần 2/3 dân số thế giới sinh sống tại đô thị. Trái đất ngày nay đã trở thành một hành tinh đô thị.
[...]
Các thành phố có sức tiêu thụ lớn về thực phẩm, năng lượng, nước, và nguyên vật liệu. Do đó, diện tích đất đai cần thiết để cung cấp những nhu cầu thiết yếu này là rất lớn, bởi “dấu chân sinh thái” của một thành phố thường lớn gấp 200 lần (hoặc hơn) so với diện tích của chính thành phố đó. Dấu chân sinh thái là thước đo tác động của con người đến các hệ sinh thái của trái đất, thường được tính theo diện tích đất tự nhiên hoặc lượng tài nguyên thiên nhiên bị tiêu thụ mỗi năm. Hiện nay, nhiều khu đô thị đang vươn rộng ra với tốc độ nhanh chóng và “nuốt chửng” cả đất nông nghiệp lẫn đất tự nhiên. Và do con người thường thích sống ở những khu vực mà cây cối và động vật hoang dã cũng ưa thích - chẳng hạn như thung lũng các dòng sông hay các vùng đất trũng ven biển - nên sự phát triển này đồng nghĩa với việc các thành phố đang “tấn công” vào nhiều “điểm nóng” đa dạng sinh học của thế giới. Các thành phố cũng làm biến đổi môi trường theo nhiều cách khác nhau, từ tạo ra chất gây ô nhiễm không khí và nguồn nước cho đến tạo ra tiếng ồn và ánh sáng nhân tạo. Một sự thay đổi quan trọng nữa là các thành phố có thể sẽ trở thành những “hòn đảo nhiệt” có nhiệt độ ấm hơn so với các khu vực ngoại ô nông thôn xung quanh. Hàng tấn xi măng và nhựa đường ở thành phố hấp thụ và rồi lại phát xạ nhiệt, khiến các trung tâm thành phố ngày càng nóng hơn.
(Trích Trái đất đang bị đô thị, Đăng Khoa lược dịch theo The Science)
Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
A. Phong cách ngôn ngữ báo chí.
B. Phong cách ngôn ngữ khoa học.
C. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
D. Phong cách ngôn ngữ chính luận.
Câu 2: Trong đoạn trích, tác giả đã dùng cụm từ gì để hình dung về trái đất của chúng ta ở hiện tại và tương lai?
A. Hành tinh ô nhiễm
B. Đô thị hóa trái đất
C. Hành tinh đô thị
D. Hệ sinh thái bị ăn mòn
Câu 3: Phương án nào sau đây đưa ra cách hiểu đúng về cụm từ “dấu chân sinh thái” được nhắc đến trong đoạn trích trên?
A. Những nơi có hệ sinh thái nhân tạo phát triển đa dạng, phong phú, thay thế hoàn toàn điều kiện tự nhiên.
B. Những vùng sinh thái đã bị hủy hoại bởi hoạt động sản xuất công nghiệp và phát triển du lịch ồ ạt, không hướng đến mục tiêu bền vững.
C. Thước đo tác động của con người đến hệ sinh thái, được tính bằng diện tích đất tự nhiên hoặc lượng tài nguyên thiên nhiên tiêu thụ mỗi năm.
D. Thước đo tác động của con người đến hệ sinh thái, được tính bằng các con số thống kê mức độ ô nhiễm đất, nước, không khí.
Câu 4: Từ “nuốt chửng” được in đậm trong văn bản có ý nghĩa tương đương với từ nào sau đây?
A. Ăn mòn
B. Xâm lấn
C. Lấn át
D. Xóa bỏ
Câu 5: Cách hiểu nào sau đây phù hợp với những “điểm nóng” đa dạng sinh học được tác giả nhắc đến trong đoạn trích?
A. Nơi tập trung hệ sinh thái đa dạng, phong phú
B. Nơi hệ sinh thái đã bị suy giảm và hủy hoại nghiêm trọng
C. Nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của nhiều giống loài
D. Nơi tập trung hệ sinh thái đa dạng nhưng đang đứng trước nguy cơ bị suy giảm nghiêm trọng
Câu 1: Đáp án B
Đoạn trích trên sử dụng nhiều thuật ngữ liên quan đến khoa học kết hợp với lối viết văn logic, khách quan và phi cá thể. Vậy nên đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ khoa học.
Câu 2: Đáp án C
Trong đoạn trích, tác giả đã dùng cụm từ “ hành tinh đô thị” để hình dung về trái đất của chúng ta ở hiện tại và tương lai. Ta căn cứ vào câu: “ Trái đất ngày nay đã trở thành một hành tinh đô thị.”
Câu 3: Đáp án C
Thước đo tác động của con người đến hệ sinh thái, được tính bằng diện tích đất tự nhiên hoặc lượng tài nguyên thiên nhiên tiêu thụ mỗi năm là cách hiểu đúng về cụm từ “dấu chân sinh thái” trong đoạn trích trên. Ta căn cứ vào câu: “Dấu chân sinh thái là thước đo tác động của con người đến các hệ sinh thái của trái đất, thường được tính theo diện tích đất tự nhiên hoặc lượng tài nguyên thiên nhiên bị tiêu thụ mỗi năm.”
Câu 4: Đáp án D
Từ “nuốt chửng” được in đậm trong văn bản có ý nghĩa tương đương với từ “xóa bỏ”.
Câu 5: Đáp án D
Hệ sinh sinh thái mà con người đang sinh sống và phát triển cũng là nơi thực vật, động vật sinh sống, vậy nên vô hình chung con người đã tác động rất nhiều làm suy giảm nghiêm trọng những hệ sinh thái đa dạng ở khắp nơi trên Trái đất.
➞ Nơi tập trung hệ sinh thái đa dạng nhưng đang đứng trước nguy cơ bị suy giảm nghiêm trọng là cách hiểu phù hợp với những “điểm nóng” đa dạng sinh học được tác giả nhắc đến trong đoạn trích. Ta căn cứ vào câu “Và do con người thường thích sống ở những khu vực mà cây cối và động vật hoang dã cũng ưa thích - chẳng hạn như thung lũng các dòng sông hay các vùng đất trũng ven biển - nên sự phát triển này đồng nghĩa với việc các thành phố đang “tấn công” vào nhiều “điểm nóng” đa dạng sinh học của thế giới.”
----------------------------------
Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Trái đất đang bị đô thị. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.