logo

Đọc hiểu Ta đi tới (3 đề)

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Ta đi tới hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 

Đọc đoạn thơ sau:

Ta đã lớn lên rồi trong khói lửa 

Chúng nó chẳng còn mong được nữa 

Chặn bàn chân một dân tộc anh hùng 

Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn 

Đã bước dưới mặt trời cách mạng. 

Những bàn chân của Hóc Môn, Ba Tơ, Cao Lạng 

Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu 

Những bàn chân đã vùng dậy đạp đầu 

Lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp! 

Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp, 

Rắn như thép, vững như đồng. 

Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp 

Cao như núi, dài như sông 

Chí ta lớn như biển Đông trước mặt! 

Ta đi tới, không thể nào chia cắt 

Mục Nam quan đến bãi Cà Mau 

Trời ta chỉ một trên đầu Bắc nam liền một biển 

Lòng ta không giới tuyến 

Lòng ta chung một cụ Hồ 

Lòng ta chung một Thủ đô 

Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam! 

(Tố Hữu, Ta đi tới, trích Thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục, 2003)


Đọc hiểu Ta đi tới – Đề số 1

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn thơ trên được viết bằng thể thơ nào? 

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ thứ nhất. 

Câu 3. Câu thơ “Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu” nhắc đến sự kiện lịch sử nào của dân tộc? Cảm xúc của tác giả khi nhắc đến sự kiện lịch sử này là gì? 

Câu 4. Theo em, nhân vật trữ tình “ta” trong đoạn thơ là ai? 

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. Thể thơ tự do. 

Câu 2. 

Chỉ ra được biện pháp tu từ nhân hóa/ hoán dụ “bàn chân một dân tộc” hoặc biện pháp tu từ điệp ngữ “những bàn chân” 

Tác dụng: nhằm tăng thêm sự sinh động cho đoạn thơ, nhấn mạnh sự vững vàng và sức mạnh của dân tộc ta. 

Câu 3. 

Câu thơ “Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu” nhắc đến sự kiện lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ (5/1954) của dân tộc ta. Cảm xúc của tác giả khi nhắc đến sự kiện lịch sử này là niềm tự hào và ca ngợi chiến thắng lẫy lừng của dân tộc. 

Câu 4. 

Theo em, nhân vật trữ tình “ta” trong đoạn thơ có thể là Quân dân ta/ Nhân dân/ Dân tộc/ Những người dân nước Việt.

Đọc hiểu Ta đi tới (3 đề)

Đọc hiểu Ta đi tới – Đề số 2

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên. 

A. Tự sự 

B. Nghị luận 

C. Miêu tả 

D. Biểu cảm 

Câu 2. Nêu ý nghĩa nội dung của đoạn thơ trên. 

A. Tuổi thơ lớn lên từ trong bom đạn 

B. Thiên nhiên Việt Nam tươi đẹp và hùng vĩ 

C. Ý chí kiên cường của nhân dân 

D. Tất cả các đáp án trên 

Câu 3. 

“Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp, 

Rắn như thép, vững như đồng. 

Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp 

Cao như núi, dài như sông 

Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!” 

Trong 5 câu thơ trên của đoạn thơ, tác giả sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ gì? 

A. So sánh 

B. Nhân hóa 

C. Ẩn dụ 

D. Nói giảm nói tránh 

Câu 4. Biện pháp tu từ trong khổ thơ trên có tác dụng gì? 

A. Đề cao sự hùng vĩ của thiên nhiên 

B. Tạo nhịp điệu cho câu thơ 

C. Nhấn mạnh sức mạnh của nhân dân ta 

D. Làm cho sự vật, sự việc giống như con người

Câu 5. Ý nghĩa của hai câu thơ: 

“Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn 

Đã bước dưới mặt trời cách mạng.” 

A. Đất nước ta trù phú, tươi đẹp 

B. Đất nước ta văn minh, phát triển 

C. Đất nước ta đã tìm thấy chân lí cho mình 

D. Tất cả các đáp án trên


Đọc hiểu Ta đi tới – Đề số 3

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên 

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ thứ nhất?

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về bốn dòng thơ sau:

Lòng ta không giới tuyến

Lòng ta chung một cụ Hồ

Lòng ta chung một Thủ đô

Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam!

Câu 4. Cảm xúc của tác giả được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên là biểu cảm

Câu 2. Chỉ ra một biện pháp tu từ: hoán dụ “bàn chân một dân tộc”  hoặc điệp ngữ “những bàn chân”

– Tác dụng:

+ Nhằm tăng sức gợi hình, gợi tả và giá trị biểu đạt cho đoạn thơ

+ Làm sáng tỏ thêm tinh thần đoàn kết, sự vững bền và sức mạnh tiến công của dân tộc ta.

Câu 3. 

Bốn dòng thơ trên được hiểu là:

– Ca ngợi tình yêu và tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam

– Ngợi ca tinh thần và sức mạnh tiến công của dân tộc ta, luôn một lòng hướng về đất nước Việt Nam xinh đẹp.

Câu 4. 

Cảm xúc của tác giả được thể hiện trong đoạn thơ là:

– Tự hào và hãnh diện với sự cố gắng và hi sinh của những người chiến sĩ đã làm nên chiến thắng lẫy lừng của dân tộc.

– Khẳng định sức mạnh và tinh thần đoàn kết của dân tộc ta.

icon-date
Xuất bản : 24/12/2022 - Cập nhật : 10/08/2023