logo

Đọc hiểu Ông lão nghe chẳng sót một câu nào (2 đề)

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Ông lão nghe chẳng sót một câu nào hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân có đoạn viết:

Ông lão nghe chẳng sót một câu nào. Bao nhiêu là tin hay. Một em nhỏ trong ban tuyên truyền xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kỳ lên Tháp Rùa. "Đây, cứ kêu chúng nó là trẻ con mãi đi, liệu đã bằng chúng nó chưa?". Một anh trung đội trưởng sau khi giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng một quả lựu đạn cuối cùng. Đội nữ du kích Trưng Trắc giả làm người đi mua hàng đã bắt sống một tên qua hai bốt Thao ngay giữa chợ. “Khiếp thật, tinh những người giỏi cả". Lại còn bao nhiêu tin đột kích nữa,chỗ này giết được năm Pháp với hai Việt gian; chỗ kia phá đổ một xe tăng và một xe díp. “Cứ thế chỗ này giết một tí,chỗ kia giết một tí, cả súng ống cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm". Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!

(Theo Ngữ văn 9 – tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam) 


Đọc hiểu Ông lão nghe chẳng sót một câu nào - Đề số 1

Đọc hiểu Ông lão nghe chẳng sót một câu nào

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Nhân vật “ông lão” được nhắc tới trong đoạn trích là ai? Trong truyện, xây dựng hình tượng nhân vật chính - “ông lão” - luôn hướng về làng chợ Dầu, nhưng tại sao tác giả lại đặt tên tác phẩm của mình là “Làng”?

Câu 2: Chỉ ra hình thức ngôn ngữ nhân vật được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích trên và nói rõ tác dụng của nó trong việc khắc họa tâm lí và tình cảm của nhân vật “ông lão”. 

Câu 3: Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp, phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật “ông lão” trong văn bản “Làng” để làm rõ lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người dân thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Trong đoạn sử dụng hợp lí một câu bị động và lời dẫn trực tiếp. (Chỉ rõ câu bị động và lời dẫn). 

Câu 4: Trong chương trình Ngữ văn THCS có một tác phẩm khắc họa tâm lí của nhân vật qua ngoại hình rất thành công. Đó là tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

Nhân vật “ông lão” được nhắc tới trong đoạn trích là ông Hai.

Trong truyện, xây dựng hình tượng nhân vật chính - “ông lão” - luôn hướng về làng chợ Dầu, nhưng tác giả lại đặt tên tác phẩm của mình là “Làng” vì làng ở đây không phải một làng cụ thể mà tất cả những làng trong một đất nước có lòng yêu nước.

Câu 2: 

Hình thức ngôn ngữ nhân vật được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích trên là độc thoại. Hình thức này đã cho thấy được tình thần chiến đấu và lòng yêu nước sâu sắc của ông Hai.

Câu 3: Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp, phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật “ông lão” trong văn bản “Làng” để làm rõ lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người dân thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Trong đoạn sử dụng hợp lí một câu bị động và lời dẫn trực tiếp. (Chỉ rõ câu bị động và lời dẫn). 

       Làng là một truyện ngắn nổi tiếng của Kim Lân. Nhân vật ông Hai được tác giả tạo ra đã cho thấy tinh thần yêu nước của những người nông dân khi đó. Vì hoàn cảnh nên gia đình ông phải tản cư đến làng khác. Ở làng mới, ông vẫn luôn nhớ đến và tự hào về làng chợ Dầu. Rồi bỗng một ngày, ông nghe tin làng mình theo giặc thành Việt gian. Mọi cảm xúc trong ông như chết dần. Sự xấu hổ, tủi nhục dâng lên đến tận cổ. Nghĩ đến chuyện làng theo giặc, cũng chính là mình và hia đình cùng những người khác ở tứ phương cũng bị gọi là Việt gian mà nước mắt chảy dài trên khuôn mặt ông. Dù yêu làng thật nhưng tình yêu nước trong ông vẫn mạnh mẽ hơn. “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Câu nói kiên quyết dõng dạc của ông đã cho thấy tình yêu nước sâu sắc như nào. Sau bao ngày mất ăn mất ngủ, khi nghe tin làng mình không phải theo giặc mà ông vui sướng điên người. Giờ đây, không phải chịu xấu hổ, chịu nghe những lười rèm pha, ông đã đường đường chính chính tự hào và khoe khoang về quê hương mình.

- Câu bị động: Nhân vật ông Hai được tác giả tạo ra đã cho thấy tinh thần yêu nước của những người nông dân khi đó.

- Lời dẫn trực tiếp: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”

Câu 4: 

Trong chương trình Ngữ văn THCS có một tác phẩm khắc họa tâm lí của nhân vật qua ngoại hình rất thành công. Đó là tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao.


Đọc hiểu Ông lão nghe chẳng sót một câu nào - Đề số 2

Đọc hiểu Ông lão nghe chẳng sót một câu nào (ảnh 2)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên.

Câu 2. Trong đoạn văn trên có sử dụng lời dẫn. Hãy xác định lời dẫn và cho biết cách dẫn mà tác giả sử dụng. 

Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích. 

Câu 4. Xác định nội dung của đoạn văn trên.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là: Tự sự.

Câu 2. 

Lời dẫn trong đoạn văn trên: 

+ "Đây, cứ kêu chúng nó là trẻ con mãi đi, liệu đã bằng chúng nó chưa?". 

+ “Khiếp thật, tinh những người giỏi cả". 

+ “Cứ thế chỗ này giết một tí,chỗ kia giết một tí, cả súng ống cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm". 

→ Đây là lời dẫn trực tiếp.

Câu 3. 

Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên là: ruột gan ông lão cứ múa cả lên.

→ Tác dụng: Diễn tả niềm vui sướng của ông Hai khi nghe tin làng không theo giặc.

Câu 4. 

Nội dung của đoạn văn trên là: Niềm tự hào của ông Hai khi nghe những tin tức về quân ta.


Đọc hiểu Ông lão nghe chẳng sót một câu nào - Đề số 2

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn văn trên diễn tại tâm trạng gì của ông Hai, vì sao ông lại có tâm trạng như vậy

Câu 2. Câu “đấy, cứ kêu…chúng nó được chưa” sử dụng hình thức ngôn ngữ gì? Vì sao?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Đoạn văn trên diễn tại tâm trạng tự hào, vui sướng của ông Hai khi nghe những tin tức của quân ta chiến thắng nơi chiến trường.

Câu 2. 

Câu “đấy, cứ kêu…chúng nó được chưa” sử dụng hình thức ngôn ngữ độc thoại. Đó là những câu nói trong lòng và được đặt trong dấu ngoặc kép.

---------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Ông lão nghe chẳng sót một câu nào. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 21/12/2022 - Cập nhật : 29/06/2023