logo

Đọc hiểu Ông lão ôm thằng con út lên lòng (3 đề)

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Ông lão ôm thằng con út lên lòng hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo.

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau đây:

Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:

- Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?

- Là con thầy mấy lị con u.

- Thế nhà con ở đâu?

- Nhà ta ở làng chợ Dầu.

- Thế con có thích về làng chợ Dầu không?

Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:

- Có.

Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu lại hỏi:

- À thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:

- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:

- Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.

Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa. Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai. Mỗi lần nói ra được vài câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vơi đi được vài phần.


Đọc hiểu Ông lão ôm thằng con út lên lòng - Đề số 1

Đọc hiểu Ông lão ôm thằng con út lên lòng

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và năm ra đời của tác phẩm, nêu tên một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9 tập I cùng năm ra đời với tác phẩm đó. 

Câu 2: Trong đoạn hội thoại sau, nhân vật Thằng bé đã vi phạm phương châm hội thoại nào? 

- Thế con có thích về làng chợ Dầu không?

Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:

- Có.

Câu 3: Chỉ ra các từ láy tượng hình và từ láy tượng thanh trong đoạn văn trên. 

Câu 4: Viết đoạn văn theo phép lập luận quy nạp (khoảng 12 câu) cho thấy rõ tâm trạng của ông Hai trong đoạn trích, trong đó có sử dụng một câu ghép có thành phần trạng ngữ (gạch chân, chủ thích rõ câu ghép và thành phần trạng ngữ). 

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm Làng của Kim Lân, được phát hành vào năm 1948.

Một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9 tập I cùng năm ra đời với tác phẩm đó là Đồng chí của Chính Hữu 

Câu 2: 

Trong đoạn hội thoại trên, nhân vật Thằng bé đã vi phạm phương châm về lượng.

Câu 3: 

Các từ láy tượng hình và từ láy tượng thanh trong đoạn văn trên là: 

+ Từ láy tượng hình: khe khẽ, thủ thỉ.

+ Từ láy tượng thanh: nhè nhẹ, ru rú.

Câu 4: 

Ông Hai - một người có tình yêu làng, yêu nước cháy bỏng. Người mà luôn tự hào về làng mình, dù đi đâu cũng chỉ mong ngóng ngày trở về làng nay khi tin làng mình theo giặc ông đã không thể chấp nhận nổi. Ngày ngày mất ăn mất ngủ, lòng đau như cắt, suốt ngày ông chỉ ru rú ở nhà, không dám vác mặt ra đường vì tủi nhục. Đoạn đối thoại với con của ông đã cho thấy tình yêu nước nồng nàn. Vì không dám ra đường nên ông chỉ đành lủi thủi ở nhà, trò chuyện cùng con. Khi nghe thấy con trả lời rằng muốn về làng chợ Dầu, nơi mà ông vẫn luôn muốn về nhưng giờ có cho tiền ông cũng không về. Giờ đây, lòng yêu nước là trên hết, ủng hồ cụ Hồ là số một. Tâm trạng của ông đúng là không ai có thể hiểu được. Đến chính lão cũng không tin nổi những gì xảy ra trước mắt mình. Dù yêu làng là thật nhưng tình yêu nước vẫn nồng cháy hơn. 

Trạng ngữ: Giờ đây (Giờ đây, lòng yêu nước là trên hết, ủng hồ cụ Hồ là số một).


Đọc hiểu Ông lão ôm thằng con út lên lòng - Đề số 2

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Viết câu văn khái quát.

Câu 2: Qua lời tâm sự của ông 2 với đứa con út, em thấy được tình cảm gì nổi bật ở người nông dân này?

Câu 3: Tại sao ông 2 lại nhắc đến Cụ Hồ và ủng hộ Cụ Hồ.

Câu 4: Đoạn trích trên thuộc tình huống nào của truyện? Nêu ý nghĩa của tình huống đó.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

Câu văn khái quát: Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. 

Câu 2: 

Qua lời tâm sự của ông 2 với đứa con út, em thấy được ông Hai là người rất yêu nước.

Câu 3: 

Ông Hai nhắc đến Cụ Hồ và ủng hộ Cụ Hồ là vì Bác là người đã cứu sống đất nước ta, là một vị lãnh tụ tài ba và vĩ đại.

Câu 4: 

Đoạn trích trên thuộc tình huống khi nghe tin làng mình theo giặc, ông hai đã xâu hổ, tủi nhục không dám ra đường mà chỉ rú rú ở nhà, chuyện trò với con.

 Ý nghĩa của tình huống đó: Là tình huống nhấn mạnh vào tình yêu nước của ông Hai.


Đọc hiểu Ông lão ôm thằng con út lên lòng - Đề số 3

Đọc hiểu Ông lão ôm thằng con út lên lòng (ảnh 2)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Đoạn trích trên là cuộc nói chuyện giữa hai nhân vật nào? Diễn ra trong hoàn cảnh nào?

Câu 2: Hình thức ngôn ngữ chủ yếu trong đoạn trích trên là? Dấu hiệu nhận biết?

Câu 3: Yếu tố quan trọng làm nên thành công của Làng là nghệ thuật xây dựng tình huống truyện. Hãy nêu rõ tình huống thành công nhất trong truyện? Phân tích ý nghĩa tình huống đó?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

Đoạn trích trên là cuộc nói chuyện giữa hai ông Hai và người con. Diễn ra khi ông Hai nghe tin làng mình theo giặc, xấu hổ và tủi nhục không dám ra ngoài mà chỉ ở nhà trò chuyện với con.

Câu 2: 

Hình thức ngôn ngữ chủ yếu trong đoạn trích trên là đối thoại. Dấu hiệu nhận biết là trước mỗi câu nói sẽ xuống dòng và có dấu gạch đầu dòng.

Câu 3: 

Tình huống thành công nhất trong truyện là khi ở nơi tản cư, ông Hai nghe tin làng mình theo giặc làm Việt gian.

→ Ý nghĩa tình huống: Đặt nhân vật vào tình huống éo le đã diễn tả được tâm trạng đau khổ, tủi nhục của ông Hai.

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Ông lão ôm thằng con út lên lòng. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 21/12/2022 - Cập nhật : 29/06/2023