logo

Đọc hiểu Bỗng nhận ra hương ổi (4 đề)

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Bỗng nhận ra hương ổi hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.


Đọc hiểu Bỗng nhận ra hương ổi - Đề số 1

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Bài thơ trên sử dụng thể thơ nào?

A. Bốn chữ               

B. Năm chữ                    

C. Tự do    

D. Tám chữ

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ trên

A. Tự sự                   

B. Miêu tả               

C. Biểu cảm                   

D. Nghị luận

Câu 3: Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận lần đầu tiên từ đâu?

A. Từ một mùi hương                                              

B. Từ một cơn mưa

C. Từ một đám mây                                                  

D. Từ một cánh chim

Câu 4: Hai câu thơ Sương chùng chình qua ngõ - Hình như thu đã về sử dụng phép tu từ nào?

A. Nhân hóa           

B. Ẩn dụ                          

C. Hoán dụ                    

D. Điệp từ

Câu 5: Từ chùng chình được hiểu thế nào?

A. Đi rất chậm, dò từng bước một

B. Đi rất nhanh, vừa đi vừa nghiêng ngả

C. Ngập ngừng như không muốn đi

D. Ẩn giấu nhiều điều không muốn nó

Câu 6: Ý nào nói đúng cảm xúc của tác giả trong bài thơ Sang thu?

A. Hồn nhiên, tươi trẻ                              

B. Lãng mạn, thanh thoát

C. Mới mẻ, tinh tế                                   

D. Mộc mạc, chân thành

Câu 7: Trong bài thơ trên, hình ảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa hạ - thu có đặc điểm gì?

A. Sôi động, náo nhiệt                             

B. Bình lặng, ngưng đọng

C. Xôn xao, rộn ràng                                

D. Nhẹ nhàng, giao cảm

Câu 8: Ý nào sau đây nêu được nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ trên?

A. Sử dụng câu ngắn gọn, chính xác

B. Sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa, triết lý 

C. Sáng tạo những hình ảnh quen thuộc mà vẫn mới mẻ, gợi cảm

D. Sử dụng đa dạng, phong phú phép so sánh, ẩn dụ

Câu 9: Có ý người cho rằng hình ảnh “sấm” và “hàng cây đứng tuổi” là hình ảnh ẩn dụ. Em có đồng ý với ý kiến đó không, tại sao?

Câu 10: Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh là bức thông điệp lúc giao mùa, em hãy trình bày mạch cảm xúc của bài thơ.

Đọc hiểu Bỗng nhận ra hương ổi

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: Bài thơ trên sử dụng thể thơ nào?

A. Bốn chữ               

B. Năm chữ                    

C. Tự do    

D. Tám chữ

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ trên

A. Tự sự                   

B. Miêu tả               

C. Biểu cảm                   

D. Nghị luận

Câu 3: Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận lần đầu tiên từ đâu?

A. Từ một mùi hương                                              

B. Từ một cơn mưa

C. Từ một đám mây                                                  

D. Từ một cánh chim

Câu 4: Hai câu thơ Sương chùng chình qua ngõ - Hình như thu đã về sử dụng phép tu từ nào?

A. Nhân hóa           

B. Ẩn dụ                          

C. Hoán dụ                    

D. Điệp từ

Câu 5: Từ chùng chình được hiểu thế nào?

A. Đi rất chậm, dò từng bước một

B. Đi rất nhanh, vừa đi vừa nghiêng ngả

C. Ngập ngừng như không muốn đi

D. Ẩn giấu nhiều điều không muốn nó

Câu 6: Ý nào nói đúng cảm xúc của tác giả trong bài thơ Sang thu?

A. Hồn nhiên, tươi trẻ                              

B. Lãng mạn, thanh thoát

C. Mới mẻ, tinh tế                                   

D. Mộc mạc, chân thành

Câu 7: Trong bài thơ trên, hình ảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa hạ - thu có đặc điểm gì?

A. Sôi động, náo nhiệt                             

B. Bình lặng, ngưng đọng

C. Xôn xao, rộn ràng                                

D. Nhẹ nhàng, giao cảm

Câu 8: Ý nào sau đây nêu được nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ trên?

A. Sử dụng câu ngắn gọn, chính xác

B. Sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa, triết lý 

C. Sáng tạo những hình ảnh quen thuộc mà vẫn mới mẻ, gợi cảm

D. Sử dụng đa dạng, phong phú phép so sánh, ẩn dụ

Câu 9: 

Theo em, hai hình ảnh “sấm” và “hàng cây đứng tuổi” là hình ảnh ẩn dụ vì “sấm” biểu tượng cho sự giông bão, khó khăn trong cuộc đời; “hàng cây đứng tuổi” biểu thị cho những người từng trải, có kinh nghiệm cuộc sống.

Câu 10: 

Sang thu của Hữu Thỉnh chính là bức tranh gửi gắm nhiều thông điệp thông qua những hình ảnh gần gũi, thân thương. Vào thời điểm giao mùa, mùa hạ cứ thế trôi đi và đón mùa thu tới có những khoảnh khắc được chiêm nghiệm bằng cả sự tinh tế, rung động của nhà thơ. Mạch cảm xúc đi được xuyên suốt hết cả bài thơ với nội dung đặc sắc. Tác giả vừa thể hiện được cái đẹp của lúc giao mùa và cũng để người đọc suy ngẫm về cuộc đời mỗi người.


Đọc hiểu Bỗng nhận ra hương ổi - Đề số 2

Câu 1: Bài thơ trên có tựa đề là gì? Của ai sáng tác. Giới thiệu đôi nét về tác phẩm

Câu 2: Nêu ý nghĩa nhan đề của tác phẩm

Câu 3: Xác định thành phần tình thái trong khổ thơ sau, nêu tác dụng.

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Câu 4: Em hãy chỉ ra các biện pháp tu từ có trong khổ thơ đầu của bài "Sang thu"?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

- Bài thơ trên có tựa đề là Sang thu của tác giả Hữu Thỉnh

- Bài thơ được sáng tác năm 1977 và in trong tập thơ “Từ chiến hào đến thành phố”.

Câu 2: 

Ý nghĩa nhan đề của tác phẩm: tác giả dùng lời thơ để thông báo đến mọi người thời điểm chuyển mình lúc giao mùa. Qua nhan đề cũng có thể thấy được góc nhìn độc đáo của Hữu Thỉnh về thiên nhiên, thơ ca, cuộc sống.

Câu 3: 

- Thành phần tình thái trong câu thơ là “Hình như thu đã về”. 

- Tác dụng của việc sử dụng thành phần tình thái đó là gợi cảm giác mơ hồ, bâng khuâng của tác giả vào thời điểm giao mùa

Câu 4: 

Trong hai khổ thơ đầu tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ

- Đảo ngữ: Sử dụng động từ “bỗng” để tạo sự bất ngờ

- Nhân hóa: Sử dụng trong câu “sương chùng chình qua ngõ” tạo cho bài thơ có chất mộc mạc, tinh khôi.


Đọc hiểu Bỗng nhận ra hương ổi - Đề số 3

Câu 1: Đoạn trích trên được trích trong bài thơ nào? Giới thiệu đôi nét về tác giả

Câu 2: Có thể thay thế từ “phả” bằng từ “tỏa” được không?

Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ trong khổ thơ:

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

Câu 4: Hai từ “dềnh dàng” và cụm từ “bắt đầu vội vã” trong đoạn thơ vừa chép có ý nghĩa gì trong việc thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà thơ?

Đọc hiểu Bỗng nhận ra hương ổi

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

- Đoạn trích trên được trích trong bài thơ: Sang thu

- Đôi nét về tác giả: Nhà thơ Hữu Thỉnh sinh năm 1942. Quê quán: huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Cuộc đời ông gắn bó với nông thôn nên gần như các tác phẩm của ông đều viết về đề tài này. Ông được biết đến là một nhà thơ trưởng thành trong quân đội nhân dân Việt Nam. Hữu Thỉnh ban đầu làm cán bộ văn học của bộ văn hóa, tuyên huấn và sáng tác thơ ca. Sau này ông được đảm nhiệm chức vụ Phó tổng biên tập tạp chí Văn nghệ của quân đội.

Câu 2: 

Không thể thay thế từ “phả” bằng từ “tỏa” vì hai từ này có hai lớp nghĩa hoàn toàn khác nhau

Câu 3: 

Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: 

- Nhân hóa: “Sương chùng chình”, “Chim vội vã”, “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu” 

- Nghệ thuật đối: Sương chùng chình >< Chim vội vã

Câu 4: 

Hai từ “dềnh dàng” và cụm từ “bắt đầu vội vã” trong đoạn thơ có ý nghĩa gợi tả hình ảnh dòng sông lững lờ trôi, chảy êm đềm giống thời gian đời người cũng đang trôi đi không lấy lại được.


Đọc hiểu Bỗng nhận ra hương ổi - Đề số 4

Câu 1: Bài thơ Sang thu được viết theo thể thơ gì? Nêu ý nghĩa nhan đề của bài thơ.

Câu 2: Chỉ ra từ đồng nghĩa trong bài thơ trên. Theo em, cách tác giả sử dụng chúng trong bài thơ có giống nhau không? Hãy chỉ rõ.

Câu 3: Hãy phân tích câu thơ:

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

- Bài thơ Sang thu được viết theo thể thơ năm chữ

- Ý nghĩa nhan đề của bài thơ: tác giả dùng lời thơ để thông báo đến mọi người thời điểm chuyển mình lúc giao mùa. Qua nhan đề cũng có thể thấy được góc nhìn độc đáo của Hữu Thỉnh về thiên nhiên, thơ ca, cuộc sống.

Câu 2: 

- Bài thơ sử dụng hai từ đồng nghĩa đó là "chùng chình" và "dềnh dàng".

-  Theo em, cách tác giả sử dụng chúng trong bài thơ giống nhau về mặt ý nghĩa vì cùng sử dụng nghệ thuật hóa để diễn tả sự chậm rãi, bình yên, thong thả của các sự vật trong bài thơ.

Câu 3: 

Hai câu thơ cuối của khổ thơ thứ hai trong bài thơ “Sang thu” gợi ra cho độc giả những hình ảnh nhẹ nhàng, mềm mại, êm đềm của mùa thu. Tác giả đưa mọi người đến với một mùa thu tuyệt đẹp nhưng từ đó cũng ngẫm ra được quy luật đời người. Thời gian cứ trôi mãi không đợi một ai, mọi người cũng đang sống vội vã theo mùa thu đó. Cuối cùng là hình ảnh đám mây nhẹ nhàng trôi lơ lửng trên trời xanh khiến ai cũng tiếc nuối không muốn rời.

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Bỗng nhận ra hương ổi. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 27/12/2022 - Cập nhật : 05/07/2023