logo

Đọc hiểu Giờ cháu đã đi xa (2 đề)

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Giờ cháu đã đi xa hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

                                                                           Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu

                                                                           Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

                                                                           Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

                                                                           - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?

Đọc hiểu Giờ cháu đã đi xa

Đọc hiểu Giờ cháu đã đi xa - Đề số 1

Câu 1: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ đó?

Câu 3: Chỉ ra một biện pháp tu từ em cho là hay nhất và nêu giá trị của biện pháp tu từ đó.

Câu 4: Dấu hai chấm trong đoạn trích dùng để làm gì?

Câu 5: Tìm lời dẫn trong đoạn trích và cho biết lời dẫn đó được dẫn theo cách nào?

Câu 6: Từ nội dung đoạn trích hãy trình bày suy nghĩ của em về tình bà cháu hoặc vai trò của người bà trong cuộc sống của em?

Câu 7: Em hiểu thế nào là lòng hiếu thảo. Trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn 6 - 8 câu

Trả lời các câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm Bếp lửa của tác giả Bằng Việt

Câu 2: 

Nội dung chính của đoạn thơ: đoạn thơ bày tỏ nỗi nhớ da diết, khôn nguôi của người cháu về bà của mình. Cháu tuy ở xa vẫn mang niềm tin dai dẳng, nỗi nhớ luôn thường trực trong lòng về bà và về bếp lửa thân yêu. Bà và quê hương yêu dấu là điểm tựa, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cháu trên mỗi bước đường đời. 

Câu 3: 

- Biện pháp tu từ em cho là hay nhất là: Điệp từ “trăm tàu”, “trăm nhà”, “trăm ngả” và biện pháp hoán dụ “khói trăm tàu”, “lửa trăm nhà”, “niềm vui trăm ngả”

-  Tác dụng của biện pháp điệp từ và hoán dụ “trăm tàu”, “trăm nhà”, “trăm ngả” gợi sự đa dạng, thay đổi rất lớn về điều kiện sống, hoàn cảnh sống. Thể hiện cuộc sống thực tại khác nhiều so với ngày xưa cũ, đầy đủ, nhộn nhịp hơn. Tuy nhiên “có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” vẫn không bằng hình ảnh bếp lửa bên người bà thân thương.

Câu 4: 

Dấu hai chấm trong đoạn trích dùng để ngắt dòng cảm xúc của tác giả khi nhớ về người bà của mình.

Câu 5:

- Lời dẫn trong đoạn trích: Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?

- Lời dẫn đó được dẫn theo cách dẫn gián tiếp

Câu 6: 

Tình cảm bà cháu là tình cảm người thân, gia đình, nó rất thiêng liêng và cảm động. Mỗi đứa trẻ khi còn thơ bé, ngoài nhận được sự yêu thương chăm sóc của bố mẹ thì người mà chúng ta nhận được sự che chở vô bờ bến đó chính là bà của chúng ta. Bà có thể dành cho cháu những hi sinh thầm lặng, bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ yếu đuối, dại khờ của cháu. Bà trong ký ức của mỗi đứa cháu sẽ luôn hiền dịu, vỗ về ân cần, chứng kiến từng bước trưởng thành của đứa cháu bé bỏng. Cũng như mẹ, bà chính là người thầy dạy cho chúng ta những điều hay lẽ phải, dạy cho chúng ta những bài học làm người. Bà cũng là người đưa cô Tấm, chú Cuội, một thế giới cổ tích tươi đẹp nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Từng lời nói ấm áp, từng hành động ân cần, từng tiếng cười trìu mến của bà đã in sâu vào trong tâm trí mỗi người. Dần dần chúng ta lớn lên, dù bà không còn ở bên với chúng ta nhiều như như trước nhưng bà cũng sẽ là người nghiêm khắc với chúng ta khi ta mắc lỗi nhưng cũng sẽ là người luôn đứng đằng sau cổ vũ từng bước chúng ta tiến tới chinh phục thành công. Từng bước chúng ta đi, sẽ luôn có bóng hình của bà, của những người thân và gai đình dõi theo, ủng hộ. Với một số người, bà của họ có thể đã đi xaxa nhưng cũng có những người vẫn đang được sống với bà. Vậy hãy hiếu thảo với bà của mình bất cứ khi nào có thể vì bà cũng như bố mẹ, đều là những người thương yêu chúng ta, sẵn sàng hy sinh mọi thứ cho chúng ta vô điều kiện mà không đòi hỏi gì từ chúng ta. 

Câu 7:

>>> Xem thêm: Em hiểu thế nào là lòng hiếu thảo. Trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn 6 - 8 câu

Đọc hiểu Giờ cháu đã đi xa - Đề số 2

Câu 1: Dấu hai chấm trong đoạn trích dùng để làm gì?

Câu 2: Chỉ ra một biện pháp tu từ em cho là hay nhất và nêu giá trị của biện pháp tu từ đó.

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. Đoạn thơ trên giúp em hiểu gì về nhân vật người cháu?

Trả lời các câu hỏi đọc hiểu

Câu 1:

Dấu hai chấm trong đoạn trích dường như là ngắt dòng cảm xúc của tác giả khi nhớ về bà

Câu 2: Biện pháp tu từ em cho là hay nhất là biện pháp điệp từ, liệt kê, sử dụng câu hỏi tu từ:

- Điệp từ "trăm", "có"

- Liệt kê: ngọn khói, lửa, niềm vui; trăm tàu, trăm nhà, trăm ngả

- Câu hỏi tu từ: "Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?.."

=> Tác dụng, giá trị của biện pháp tu từ đó: tạo nhịp điệu cho lời thơ, tăng giá trị biểu đạt, làm cho khổ thơ giàu giá trị gợi hình, gợi cảm.

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên: đoạn thơ bày tỏ nỗi nhớ khôn nguôi, khắc khoải của người cháu nhớ về người bà của mình. Người cháu tuy ở xa vẫn mang niềm tin dai dẳng, nỗi nhớ luôn thường trực trong lòng về bà và về bếp lửa thân yêu.

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Giờ cháu đã đi xa. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 30/12/2022 - Cập nhật : 30/06/2023