logo

Đọc hiểu Ngôn chí bài 3 (5 đề)

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Ngôn chí bài 3 hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

NGÔN CHÍ

Am trúc hiên mai ngày tháng qua,

Thị phi nào đến cõi yên hà.

Bữa ăn dầu có dưa muối,

Áo mặc nài chi gấm là.

Nước dưỡng cho thanh trì thưởng nguyệt,

Đất cày ngõ ải lảnh ương hoa.

Trong khi hứng động vừa đêm tuyết,

Ngâm được câu thần dặng dặng ca.

(Nguyễn Trãi – Toàn tập, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, tr. 396)


Đọc hiểu Ngôn chí bài 3 - Đề số 1

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản?

Câu 2. Dựa vào văn bản, chỉ ra các dòng thơ lục ngôn.

Câu 3. Xác định từ ngữ thể hiện lối sống giản dị của nhà thơ ở dòng 3, 4.

Câu 4. Anh/chị hiểu nội dung 2 dòng thơ 5, 6 như thế nào?

Câu 5. Theo anh/chị nhà thơ muốn bộc lộ, giãi bày tâm trạng, tình cảm gì qua sự miêu tả cuộc sống nơi thôn quê?

Câu 6. Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với anh/chị rút ra từ văn bản trên.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là: Biểu cảm.

Câu 2. 

Các dòng thơ lục ngôn là: 

“Bữa ăn dầu có dưa muối;

Áo mặt nài chi gấm là”

Câu 3. 

Từ ngữ thể hiện lối sống giản dị của nhà thơ ở hai dòng thơ 3, 4 là: “có dưa muối”, “nài chi gấm là”.

Câu 4. Anh/chị hiểu nội dung 2 dòng thơ 5, 6 như thế nào

Nội dung hai dòng thơ 5, 6 là: Khi chúng ta nuôi dưỡng được những ý thức tốt đẹp thì chúng ta sẽ được hưởng nó.

Câu 5. Theo anh/chị nhà thơ muốn bộc lộ, giãi bày tâm trạng, tình cảm gì qua sự miêu tả cuộc sống nơi thôn quê?

Theo em, nhà thơ muốn bộc lộ sự giản dị và tình thương yêu với quê hương.

Câu 6. 

Bài học ý nghĩa nhất đối với em là sự giản dị trong lối sống. Sự giản dị đó sẽ giúp ta có cuộc sống tốt đẹp hơn, giúp ta thanh lọc tâm hồn, nuôi dưỡng tinh thần.


Đọc hiểu Ngôn chí bài 3 - Đề số 2

Đọc hiểu Ngôn chí bài 3 (ảnh 1)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ diễn tả đời sống giản dị của tác giả ở thôn quê trong văn bản trên.

Câu 3. Em hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ:

Am trúc hiên mai ngày tháng qua

Thị phi nào đến cõi yên hà

Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với ý kiến: “Ngày càng có nhiều người chọn cuộc sống nhàn như nhân vật trữ tình” không? Vì sao?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1.

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 2. 

Những từ ngữ diễn tả đời sống giản dị của tác giả ở thôn quê trong văn bản trên:

- Am trúc hiên mai.

- Ăn dưa muối.

- Nài chi gấm là.

- Thưởng nguyệt.

- Đất cày ngõ ải.

Câu 3. 

Hai câu thơ có ý nghĩa nhấn mạnh lối sống giản dị, tránh xa thị phi để có cuộc sống an nhiên, an tĩnh.

Câu 4.

Em đồng tình với ý kiến này vì hiện nay cuộc sống quá xô bồ và khó khăn. Mấy năm trước rất thịnh hành lối sống “Bỏ quê lên phố”, tìm kiếm cho mình nhiều cơ hội hơn để phát triển. Nhưng việc có quá nhiều người lên phố nên khó tránh những bất cập như áp lực, thất nghiệp,…Chính vì vậy lối sống “Bỏ phố về quê” lại đang rất thịnh hành. 


Đọc hiểu Ngôn chí bài 3 - Đề số 3

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ?

Câu 2. Trong bài thơ, nhân vật trữ tình thích điều gì ở cuộc sống nơi đây? Chỉ ra 02 từ diễn tả cuộc sống sinh hoạt của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Câu 3. Theo anh/chị, tác giả ngụ ý điều gì khi nói về “gấm là” (ở câu 4)?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm về hạnh phúc của nhân vật trữ tình hay không? Vì sao?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

- Thể thơ của bài thơ là: thơ thất ngôn bát cú Đường luật biến thể.

- Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.

Câu 2. 

Trong bài thơ, nhân vật trữ tình thích cuộc sống giản dị, yên bình, không thị phi. 

02 từ diễn tả cuộc sống sinh hoạt của nhân vật trữ tình trong bài thơ là yên hà.

Câu 3.

Khi nói về “gấm là”, tác giả ngụ ý việc không coi trọng cuộc sống gấm áo xa hoa.

Câu 4. 

Em đồng tình với quan điểm hạnh phúc của nhân vật trữ tình vì hạnh phúc là khi được sống theo ý mình thích. Không cần quá xa hoa, chỉ cần đủ.


Đọc hiểu Ngôn chí bài 3 - Đề số 4

Đọc hiểu Ngôn chí bài 3 (ảnh 2)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Nêu quan niệm sống được tác giả thể hiện qua hai câu thơ 3 và 4?

Câu 2. Hình dung về cuộc sống của nhân vật trữ tình trong bốn câu thơ cuối. Khoảnh khắc nào trong cuộc sống của nhân vật trữ tình gây ấn tượng nhất với em? Vì sao?

Câu 3. Chỉ ra một số yếu tố “phá cách” trong bài thơ. Chọn phân tích một số yếu tố mà em thấy tâm đắc.

Câu 4. Bài thơ giúp bạn hiểu thêm điều gì về con người tác giả.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Quan niệm sống được tác giả thể hiện qua hai câu thơ 3 và 4 là về một cuộc sống giản dị, không cần quá xa hoa, gấm lụa.

Câu 2. 

Trong bốn câu thơ cuối, tác giả đã miêu tả nhiều khoảnh khắc đẹp như: thưởng nguyệt, ương hoa và sự “thăng hoa” của tâm hồn người nghệ sĩ. Trong đó, khoảng khắc em thích nhất là khoảnh khắc thưởng nguyệt vì đây là hình ảnh đẹp, tượng trưng cho rất nhiều hình tượng người nghệ sĩ ung dung, tự tại, yêu đời.

Câu 3. 

- Một số yếu tố “phá cách” trong bài thơ như: thi liệu, từ ngữ,…

- Tác giả đã sử dụng những thi liệu gắn với cuộc sống giản dị ở quê như việc đưa hình ảnh dưa muối, đất cày ngõ ải,…

Câu 4.

Bài thơ giúp em hiểu thêm về con người Nguyễn Trãi là người có tâm hồn thanh cao, biết sống một đời giản dị, tránh xa thị phi, hào nhoáng.


Đọc hiểu Ngôn chí bài 3 - Đề số 5

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản:

A. Thất ngôn xen lục ngôn

B. Thất ngôn bát cú Đường luật

C. Thơ bảy chữ

D. Thơ tự do

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là:

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Câu 3. Phép đối xuất hiện trong những câu thơ nào:

A. Hai câu thực

B. Hai câu luận

C. Hai câu đề và hai câu thực

D. Hai câu thực và hai câu luận

Câu 4. Các dòng thơ lục ngôn trong văn bản là những dòng thơ nào?

A. Hai câu đề

B. Hai câu thực

C. Hai câu luận

D. Hai câu kết

Câu 5. Hai câu thực: Bữa ăn dầu có dưa muối - Áo mặc nài chi gấm là cho em hiểu điều gì về cuộc sống của Nguyễn Trãi khi cáo quan về ở ẩn?

A. Cuộc sống giản dị, thanh bạch

B. Cuộc sống thiếu thốn, khắc khổ

C. Cuộc sống đầy đủ, sung túc

D. Cuộc sống lam lũ, cực nhọc.

Câu 6.

Nước dưỡng (1) cho thanh, trì thưởng nguyệt,

Đất cày ngõ ải (2), lảnh ương hoa.

Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua hai câu luận là gì?

A. Thương yêu những người dân cày cực khổ

B. Yêu nước, lo lắng cho vận mệnh đất nước

C. Yêu thiên nhiên, hòa hợp với tự nhiên

D. Giản dị, thanh đạm, không cầu kì trong ăn uống.

Câu 7. Dòng nào không nêu lên đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ:

A. Ngôn ngữ bình dị, tự nhiên;

B. Kết hợp câu lục ngôn với câu thất ngôn

C. Phép đối của thơ Đường luật được vận dụng hiệu quả

D. Bài thơ khung cảnh thiên nhiên đẹp và tâm trạng nhàn nhã, thanh thản của nhân vật trữ tình.

Câu 8. Nêu bố cục của bài thơ và nội dung từng phần.

Câu 9. Phân tích hiệu quả của nghệ thuật đối sử dụng trong bài thơ.

Câu 10. Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1 Câu 2 Câu 3  Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7
A B D B A C D

Câu 8. 

Bố cục của bài thơ: bốn phần.

- Hai câu đề: Nêu lên cuộc sống ấn dật ở quê.

- Hai câu thực: Sự giản dị thể hiện qua cách ăn, mặc.

- Hai câu luận: Những thú vui ở quê hương.

- Hai câu kết: Cảm hứng làm thơ của Nguyễn Trãi.

Câu 9. 

Phép đối sử dụng trong bài thơ:

- Bữa ăn >< Áo mặc ; dưa muối >< gấm là.

- Nước dưỡng >< Đất cày; trì thưởng nguyệt >< lảnh ương hoa.

→Tác dụng: Nhấn mạnh cuộc sống giản dị của Nguyễn Trãi khi về quê ở ẩn.

Câu 10. 

Qua bài thơ ta có thể thấy vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi là mộ vẻ đẹp thanh cao, giản dị, bình yên, không ham hư vinh, tránh xa mọi thị phi để có cuộc sống yên bình.

---------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Ngôn chí bài 3. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 20/02/2023 - Cập nhật : 29/06/2023