logo

Bài thơ Cây chuối đọc hiểu

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Bài thơ Cây chuối hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:

Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm

Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm.

Tình thư một bức phong còn kín

Gió nơi đâu gượng mở xem.

(Cây chuối – Nguyễn Trãi)


Đọc hiểu Bài thơ Cây chuối - Đề số 1

Bài thơ Cây chuối đọc hiểu

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ.

Câu 2. Tìm các từ ngữ miêu tả trực tiếp cây chuối trong bài thơ.

Câu 3. Từ “buồng lạ” được hiểu như thể nào trong bài thơ?

Câu 4. Câu thơ “Tình thư một bức phong còn kín” có ý nghĩa gì?

Câu 5. Bài thơ giúp anh (chị) hiểu gì về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình?

Câu 6. Nhận xét ngắn gọn về yếu tố nghệ thuật đặc sắc được thể hiện trong bài.

Câu 7. Viết đoạn văn giới thiệu bài thơ “Cây chuối” của Nguyễn Trãi

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1.

Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ: Miêu tả (tả đặc điểm của cây chuối), biểu cảm (thể hiện tình cảm của nhân vật trữ tình)

Câu 2.

Các từ ngữ miêu tả trực tiếp cây chuối trong bài thơ: tự bén hơi xuân, tốt lại thêm, đầy buồng lạ, mầu thâu đêm

Câu 3.

Từ “buồng lạ” được hiểu là những buồng chuối non mới mọc thêm ra.

Câu 4.

Câu thơ “Tình thư một bức phong còn kín” có ý nghĩa nói đến tình cảm lứa đôi vẫn còn e ấp, chưa thể thổ lộ, giãi bày với người kia giống như những bức thư chưa được mở.

Câu 5.

Bài thơ giúp chúng ta hiểu về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình là: đây là người dịu dàng, tinh tế, muốn thổ lộ tình cảm với người mình yêu nhưng còn ngại ngùng, e ấp.

Câu 6. 

- Nghệ thuật sử dụng trong bài là: Biện pháp nhân hóa trong câu “gió nơi đâu gượng mở xem”

- Tác dụng của biện pháp đó: làm tăng giá trị diễn đạt thêm sinh động, thú vị về tình cảm của nhân vật trữ tình với người mình yêu. <ong muốn tình cảm này được người mình thầm thương trộm nhớ biết đến nhưng không dám ngỏ lời, nên mượn lời thơ từ cây chuối để diễn đạt tình cảm của mình.

Câu 7. Viết đoạn văn giới thiệu bài thơ “Cây chuối” của Nguyễn Trãi:

Chỉ với 4 câu thơ thất ngôn tứ tuyệt, bài thơ Cây chuối của Nguyễn Trãi đã cho chúng ta thấy được một cái nhìn khác về hình ảnh cây chuối thân thuộc. Mở đầu, tác giả dùng những từ ngữ mô tả đặc điểm của cây chuối:  tự bén hơi xuân, tốt lại thêm, đầy buồng lạ, mầu thâu đêm. Mỗi độ xuân về, khí hậu mát mẻ và dễ chịu đã tạo điều kiện cho cây chuối lại thêm xanh tốt , đầy những buồng non mới được mọc ra càng làm cho cây thêm tươi tốt cả ngày lẫn đêm. Những buồng chuối non ẩn sâu trong những bắp chuối, bông hoa chuối e ấp như tình yêu mới chớm nở mà chưa dám thổ lộ. “Tình thư một bức phong còn kín” mượn hình ảnh những buồn chuối non tác giả thể hiện tình cảm lứa đôi vẫn còn e ấp, chưa thể thổ lộ, giãi bày với người kia giống như những bức thư chưa được mở. Xung quanh gió thổi muốn làm lộ ra những buồng chuối non như muốn đòi mở lá thư, muốn thổ lộ tình cảm của mình cho nửa kia. Bốn câu thơ ngắn ngủ vời từ ngữ đời thường đã giúp người đọc thấy được hình ảnh của cây chuối trong đời sống hàng ngày, cũng là thông điệp tình yêu mới chớm nở đẹp như những buồng chuối non gửi gắm tới người đọc, đặc biệt là những mối tình đơn phương.


Đọc hiểu Bài thơ Cây chuối - Đề số 2

Bài thơ Cây chuối đọc hiểu

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0, 5 điểm)

A. Thất ngôn tứ tuyệt

B. Thất ngôn bát cú đường luật

C. Thất ngôn xen lục ngôn

D. Song thất lục bát

Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu 3 (0, 5 điểm)

A. Phép điệp

B. Phép đối

C. Phép so sánh

D. Phép nhân hóa

Câu 3. Căn cứ vào câu thơ đầu, cho biết bài thơ này được Nguyễn Trãi làm trong giai đoạn nào? (0, 5 điểm)

A. Giai đoạn khởi nghĩa Lam Sơn

B. Giai đoạn ta đánh thắng quân Minh xâm lược

C. Giai đoạn làm quan dưới triều nhà Lê

D. Giai đoạn lui về ở ẩn

Câu 4. Nội dung bài thơ gợi bạn nhớ đến bài thơ nào đã được học trong SGK? (0, 5 điểm)

A. Bảo kính cảnh giới 43

B. Bình Ngô đại cáo

C. Bạch Đằng hải khẩu

D. Dục Thúy sơn

Câu 5. Biện pháp nhân hóa trong câu cuối có tác dụng gì? (0, 5 điểm)

A. Nhấn mạnh sự sinh động, gợi cảm của thiên nhiên

B. Nói lên niềm vui của tác giả trước những vẻ đẹp mà thiên nhiên đem lại

C. Tô đậm vẻ đẹp huyền ảo của bức tranh thiên nhiên

D. Cả đáp án B và C

Câu 6. Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ là? (0, 5 điểm)

A. Rực rỡ, huy hoàng

B. Kì vĩ, tráng lệ

C. Sinh động, giàu sức sống

D. Ảm đạm, u buồn

Câu 7. Khía cạnh nào của con người tác giả được thể hiện trong bài thơ? (0, 5 điểm)

A. Tấm lòng trung hiếu của tác giả

B. Tấm lòng trung hiếu trước sau không thay đổi của tác giả

C. Tấm lòng yêu đời, yêu cuộc sống

D. Tình yêu thiên nhiên tha thiết

Câu 8. Nêu chủ đề của bài thơ? (0, 5 điểm)

Câu 9. Có ý kiến cho rằng: Thơ Nôm Nguyễn Trãi giản dị, đậm đà tính dân tộc ". Quan điểm của bạn? Lí giải? (1, 0 điểm)

Câu 10. Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ. (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1, 0 điểm)

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. C

Câu 2. C

Câu 3. D

Câu 4. A

Câu 5. A

Câu 6. C

Câu 7. D

Câu 8. Chủ đề của bài thơ nói về vẻ đẹp của thiên nhiên, và vẻ đẹp trong tâm hồn, tình yêu của tác giả.

Câu 9. Có ý kiến cho rằng: "Thơ Nôm Nguyễn Trãi giản dị, đậm đà tính dân tộc". Em hoàn toàn đồng tình với ý kiến này. Ngay như trong bài thơ Cây chuối, một loại cây rất phổ biến trong cuộc sống của người dân Việt Nam. Dưới lời thơ của Nguyễn Trãi, cây chuối hiện lên vô cùng đẹp mắt. Với những ngôn từ rất mộc mạc, dễ hiểu tác giả đã miêu tả cho người đọc thấy vẻ đẹp của cây chuối tươi tốt với nhiều buồng non mới lạ. Từ việc miêu tả cây chuối, tác giả thể hiện tình cảm của mình với thiên nhiên. Đó chính là cái giản dị và đậm đà tính dân tộc của thơ Nôm Nguyễn Trãi.

Câu 10. 

Cây chuối là một loại cây rất phổ biến và gần gũi trong đời sống của chúng ta. Thế nhưng, dưới ngòi bút của Nguyễn Trãi, cây chuối hiện lên với vẻ đẹp tươi mới vào mùa xuân. Đó là những lá xanh tươi tốt, những buồng chuối non “e ấp” như người đang yêu không dám ngỏ lời. Mượn hình ảnh của “buồng lạ” mà tác giả thể hiện tình cảm lứa đôi vẫn còn e ấp, chưa thể thổ lộ, giãi bày với người kia giống như những bức thư chưa được mở. Qua đó chúng ta có thể thấy một tâm hồn thanh cao ở Nguyễn Trãi, tâm hồn yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên từ những điều nhỏ bé, giản dị.

---------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Bài thơ Cây chuối đọc hiểu. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 02/03/2023 - Cập nhật : 01/07/2023