Hướng dẫn trả lời 2 đề Đọc hiểu Năm mươi tuổi, tôi trở lại Tam Thăngtrắc nghiệm, tự luận chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao.
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi
Năm mươi tuổi, tôi trở lại Tam Thăng. Đồi sim thơ ấu của tôi còn đó, bóng hoa sim xưa vẫn lãng mạn chờ ai trên đồi đó. Nổng cát trắng phau làm nổi bật lên màu hoa sim tím, hồn nhiên như trái tim trẻ thơ. Chỉ có tôi là chai lỳ, cằn cỗi đi bởi những đau thương, khổ hạnh của cuộc đời. Tôi bước lên đồi xưa, nâng niu những đóa hoa sim và nhận ra những điều rất thật.
Rằng hoa sim là một loài hoa đáng được trân trọng, nâng niu nhất cuộc đời. Hoa sim không rực rỡ, không mời gọi như những loài hoa khác. Hoa sim dịu dàng rót vào lòng tôi những tấu khúc ngọt ngào về quê nhà yêu dấu. Không ai đưa hoa sim ra chợ đời rao bán; người ta chỉ bán những loài hoa khác, kể cả hoa hồng vương giả chi hoa, hoa lan tú khí chi hoa. Sim là một linh hồn tự chủ, sim chỉ nở trên đồi thế thôi. Trong những ngày giá rét buốt xương hay nóng bỏng nắng hạ, sim vẫn đứng trên đồi. Gốc sim khô cằn nhưng màu hoa thì vẫn đẹp.
Sim tinh khiết bởi sim không cần phân, không cần nước. Đứng trên đồi cát hay đồi bazan pha sỏi, sim vẫn hiên ngang như người quân tử sẵn sàng thử thách những khắc nghiệt của cuộc đời. Dông bão có mạnh đến bao nhiêu, cây sim vẫn không cong lưng ngã gục. Nắng hạn có khắc nghiệt bao nhiêu, hồn sim vẫn sống. Cứ đến mùa là sim ra hoa, cứ đến mùa là sim kết trái. Ngày, sim có mặt trời làm bạn; đêm, sim có trăng sao sáng soi. Lòng sim thật rộng lượng, bảy mươi năm qua mà sim vẫn đứng trên đồng lớn đợi tôi về:
Chờ hoài nên sỏi đá cũng long lanh giọt sương
Chờ hoài nên môi thắm phai hường
Về đây nghe xa vắng tiếng tơ nguyệt cầm rơi
Bài tình ca hát lên cho đời…
Người bạn ơi hãy nhớ bóng hoa vẫn còn đây
Vẫn đẹp như nét mi em dài.
Đối với tôi hoa sim vừa là triết lý sống đời, vừa là nguồn cảm hứng chủ đạo của những bài tình ca. Bạn thấy đấy, tôi yêu thích những gì giản dị, thơ mộng, thậm chí có vẻ như quê mùa một chút. Trong cái ngoại hình quê mùa đó, tôi tìm ra chất ngọc sang trọng mà không có cái sang trọng nào có được.
(Trích Bóng hoa sim, Vũ Đức Sao Biển, Tập truyện và ký Quê nhà yêu dấu, NXB Văn hoá – Văn nghệ, 2020, tr. 120-122)
Câu 1. Chỉ ra yếu tố tự sự trong đoạn trích trên.
Câu 2. Khi “bước lên đồi xưa, nâng niu những đóa hoa sim”, nhân vật tôi nhận ra điều gì?
Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau:
“Đứng trên đồi cát hay đồi bazan pha sỏi, sim vẫn hiên ngang như người quân tử sẵn sàng thử thách những khắc nghiệt của cuộc đời.”
Câu 4. Theo anh/ chị, vì sao tác giả cho rằng: “Đối với tôi hoa sim vừa là triết lý sống đời, vừa là nguồn cảm hứng chủ đạo của những bài tình ca.”
Câu 5. Từ đoạn trích, anh/ chị quan niệm như thế nào về vẻ đẹp giản dị trong cuộc sống hiện nay?
Đáp án
Câu 1:
- Yếu tố tự sự trong đoạn trích trên: “Năm mươi tuổi, tôi trở lại Tam Thăng. Đồi sim thơ ấu của tôi còn đó, bóng hoa sim xưa vẫn lãng mạn chờ ai trên đồi đó. … Tôi bước lên đồi xưa, nâng niu những đóa hoa sim và nhận ra những điều rất thật…”
Câu 2:
- Khi “bước lên đồi xưa, nâng niu những đóa hoa sim”, nhân vật tôi nhận ra rằng “hoa sim là một loài hoa đáng được trân trọng, nâng niu nhất cuộc đời”.
Câu 3:
Câu văn: “Đứng trên đồi cát hay đồi bazan pha sỏi, sim vẫn hiên ngang như người quân tử sẵn sàng thử thách những khắc nghiệt của cuộc đời.”
- Biện pháp tu từ so sánh sim vẫn hiên ngang như người quân tử sẵn sàng thử thách những khắc nghiệt của cuộc đời
- Tác dụng: Giúp cho hình ảnh hoa sim trở nên gần gũi như con người và làm nổi bật phẩm chất kiên cường, hiên ngang của hoa sim khi phải vươn mình chống chọi với điều kiện sống khắc nghiệt. Đồng thời còn làm tăng vẻ đẹp gợi cảm, gợi hình cho hoa sim, làm cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
Câu 4:
- Tác giả cho rằng: “Đối với tôi hoa sim vừa là triết lý sống đời, vừa là nguồn cảm hứng chủ đạo của những bài tình ca.” vì hoa sim giúp tác giả gợi nhớ những kí ức về tuổi thơ, quê nhà, giúp tác giả viết nên những ca khúc về quê hương: “sim dịu dàng rót vào lòng tôi những tấu khúc ngọt ngào về quê nhà yêu dấu”. Vẻ đẹp tinh khiết, kiên cường, giản dị, thơ mộng… ấy của bông hoa sim đã khắc vào trong lòng tác giả nhận một vẻ đẹp sang trọng trong cái hình thức quê mùa, cái đẹp của tình yêu chung thủy rộng lượng ẩn chứa trong cái bình dị, mộc mạc ở con người và sự vật nơi đây.
Từ những điều giản đơn ấy thôi đã đưa tác giả vào thế giới nhận thức sâu sắc về con người, cuộc đời… và thăng hoa trong âm nhạc, nghệ thuật.
Câu 5
Vẻ đẹp giản dị của cuộc sống có thể xuất phát từ thiên nhiên, những tia nắng, giọt sương, hình bóng cây lấp lo nơi xa, tiếng chim hót vang vọng cả một vùng, tiếng suối chảy róc rách,... Từ đó làm nên khung cảnh bình dị, thơ mộng, giản đơn, chúng ta được sống, được hòa mình vào với cái đẹp, cái chân chất, mộc mạc từ tự nhiên, không cần phải lo toan cuộc sống bộn bề, nhiều việc, áp lực chỉ cần sống, trải nghiệm vẻ đẹp của thiên nhiên ta lại có thêm được sức mạnh. Vẻ đẹp giản dị của cuộc sống cũng có thể là vẻ đẹp của con người, chúng ta là một cộng đồng, cùng nhau sống, cùng nhau học tập, làm việc, quan tâm giúp đỡ lẫn nhân trong mọi hoàn cảnh, dù có xa lạ, không quen biết đi chăng nữa thì chỉ cần xuất phát từ tình yêu thương, đùm bọc thì nhất định vẻ đẹp ấy sẽ lại trở nên rực rỡ, không quá hoa lệ, bắt mắt những lại là vẻ đẹp giản dị thiện lương xuất phát từ chính tâm hồn, trái tim con người.
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích.
A. Biểu cảm
B. Tự sự
C. Miêu tả
D. Nghị luận
Câu 2. Xác định thể loại của văn bản trên.
A. Truyện ngắn
B. Tiểu thuyết
C. Truyện ngụ ngôn
D. Hồi ký
Câu 3. Văn bản sử dụng ngôi kể thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ tư
Câu 4. Loài hoa nào được nhắc đến trong văn bản?
A. Hoa loa kèn
B. Hoa cẩm tú cầu
C. Hoa hồng
D. Hoa sim
Câu 5. Năm bao nhiêu tuổi thì nhân vật "tôi" trở về Tam Thăng?
A. 30
B. 40
C. 50
D. 60
Câu 6. Trong tác phẩm, chủ thể trữ tình yêu thích điều gì?
A. Những gì giản dị, thơ mộng, thậm chí có vẻ như quê mùa một chút
B. Sim tinh khiết bởi sim không cần phân, không cần nước
C. Thích ca hát, nhảy múa
D. Tất cả đáp án trên
Đáp án
Câu 1. B => Phương thức biểu đạt trong đoạn trích là tự sự.
Câu 2. A => Thể loại của văn bản trên là truyện ngắn.
Câu 3. A => Văn bản sử dụng ngôi kể thứ nhất.
Câu 4. C => Loài hoa nào được nhắc đến trong văn bản là hoa sim.
Câu 5. D => Năm năm mươi tuổi thì nhân vật "tôi" trở về Tam Thăng.
Câu 6. B => Trong tác phẩm, chủ thể trữ tình yêu thích những gì giản dị, thơ mộng, thậm chí có vẻ như quê mùa một chút.