logo

Đọc hiểu Một đám cưới (trắc nghiệm)

"Một đám cưới" của Nam Cao là truyện ngắn đặc sắc về số phận của người nông dân trước Cách mạng Tháng Tám. Hãy cùng Toploigiai trả lời những câu hỏi đề Đọc hiểu Một đám cưới (trắc nghiệm) nhé!

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Đọc hiểu Một đám cưới (trắc nghiệm) - ảnh 1

Đọc hiểu Một đám cưới (trắc nghiệm)

Câu 1. Xác định điểm nhìn trong câu: “Ông nghĩ bụng rằng: giá Dần không phải về nhà người ta, thì có lẽ chẳng đời nào ông phải lên rừng; ông cứ ở nhà với ba con, bố con đùm bọc lấy nhau, bây giờ bỏ lại hai đứa bé mà đi, ông thương chúng nó quá...”

A. Điểm nhìn của nhân vật – điểm nhìn bên trong  

B. Điểm nhìn của người kể chuyện – điểm nhìn bên ngoài

C. Điểm nhìn của nhân vật – điểm nhìn bên ngoài

D. Điểm nhìn của người kể chuyện – điểm nhìn bên trong

Câu 2. Trong câu “Cả bọn đi lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình xẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ”  tác giả dùng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Nhân hóa

D. Hoán dụ

Câu 3. Câu văn nào sau đây thể hiện cảnh tượng ảm đạm, tối tăm, tù túng của cảnh đưa dâu một đám cưới nhà nghèo?

A. Cả bọn đi lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình xẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ

B. Dần không chịu mặc cái áo dài của bà mẹ chồng đưa, thành thử lại chính bà khoác cái áo ấy trên vai

C. Đêm hôm nay, chỉ còn mình ông với hai đứa trẻ con. Nhà sẽ vắng ngắt vắng ngơ, chẳng khác gì ngày vợ ông mới chết đi

D. Ông nghĩ bụng rằng: giá Dần không phải về nhà người ta, thì có lẽ chẳng đời nào ông phải lên rừng

Câu 4. Tình huống được kể trong đoạn trích là tình huống gì?

A. Đám cưới giữa ngày đói

B. Đám cưới khi mẹ Dần đi vắng

C. Đám cưới khi Dần chưa biết mặt chồng 

D. Đám cưới trong sự vui vẻ của hai gia đình

Câu 5. Nhận xét nào sau đây không đúng với đoạn trích Một đám cưới - Nam Cao?

A. Là đoạn trích phân tích tâm lí nhân vật đặc sắc

B. Mang giá trị châm biếm sâu sắc, giàu kịch tính

C. Thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của nhà văn Nam Cao

D. Có giá trị nhân đạo và hiện thực lớn

Câu 6. Qua nội dung đoạn trích trên, tác giả muốn khắc họa điều gì?

A. Khắc họa hình tượng người phụ nữ Việt Nam tảo tần, vất vả trước Cách mạng tháng Tám 1945

B. Khắc họa đậm nét cuộc đời, số phận cũng như vẻ đẹp nhân cách của người nông dân sau Cách mạng tháng Tám 1945

C. Khắc họa đậm nét cuộc đời, số phận cũng như vẻ đẹp nhân cách của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945

D. Khắc họa cảnh một đám cưới với cỗ bàn linh đình, người đưa rước nhộn nhịp, hai họ hân hoan vui mừng

Câu 7. Trong đoạn trích, ông bố Dần là người có tính cách như thế nào?

A. Nhân hậu, bao dung, vị tha  

B. Khó khăn, tính toán, ích kỉ

C. Cảm thông, niềm nở, lạc quan

D. Hoạt bát, nhanh nhạy, vui vẻ

Câu 8. Anh/chị nhận xét như thế nào về giọng điệu kể trong đoạn trích trên?

A. Chua cay, nhẹ nhàng

B. Hóm hỉnh, hài hước

C. Trầm buồn, cảm thông

D. Châm biếm, mỉa mai

Câu 9. Tiếng sụt sịt khóc của nhân vật Dần ở cuối đoạn trích gợi lên suy nghĩ gì về số phận con người trước Cách mạng tháng Tám?

A. Bị áp bức bóc lột đến tàn nhẫn, xem như thân phận người ở khi về nhà chồng 

B. Sự bất hạnh của người phụ nữ khi không được quyết định hạnh phúc của mình

C. Số phận hẩm hiu, tủi hờn của của người nông dân bị rẻ rúng, xem thường

D. Số phận nghèo túng, lay lắt của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945

Câu 10. Nội dung đoạn trích gợi liên tưởng đến tác phẩm nào sau đây?

A. Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

B. Bến quê (Nguyễn Minh Châu)   

C. Dưới bóng hoàng lan (Thạch Lam)  

D. Vợ nhặt (Kim Lân)

Đọc hiểu Một đám cưới (trắc nghiệm) - ảnh 2

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Một đám cưới (trắc nghiệm)

Câu 1. D => Dựa vào ngôi kể của người kể truyện

Câu 2. A => Từ so sánh "như"

Câu 3. A =>  Nó sụt sịt khóc, đi bên cạnh mẹ chồng. Chú rể dắt đứa em lớn của Dần. Còn thằng bé thì ông bố cõng. Cả bọn đi lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình xẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ.

Câu 4. A => Dựa trên hoàn cảnh sáng tác của câu truyện

Câu 5. B => Tác phẩm mang lại giá trị nhân văn sâu sắc về số phận con người trước Cách mạng Tháng Tám

Câu 6. C => Lấy bối cảnh trong thời kỳ nạn đói năm 1945

Câu 7. A => Bởi vì ông buồn lắm... Đêm hôm nay, chỉ còn mình ông với hai đứa trẻ con. Nhà sẽ vắng ngắt vắng ngơ, chẳng khác gì ngày vợ ông mới chết đi... Ông đờ đẫn cả người. Ông nghĩ bụng rằng: giá Dần không phải về nhà người ta, thì có lẽ chẳng đời nào ông phải lên rừng; ông cứ ở nhà với ba con, bố con đùm bọc lấy nhau, bây giờ bỏ lại hai đứa bé mà đi, ông thương chúng nó quá... 

Câu 8. C => Dựa trên những lời nói, suy nghĩ của người cha khi cn gái mình đi lấy chồng

Câu 9. D => Sự khó khăn, hẩm hiu của cuộc sống đã khiến cho người nông dân ngoài việc khóc than lên tiếng khóc ai oán thì chẳng thể làm được điều gì khác để tìm thấy lối thoát cho bản thân mình

Câu 10. D => Số phận hẩm hiu, rẻ rúng của con người trước Cách mạng Tháng Tám cũng như là đám cưới trong nạn đói

icon-date
Xuất bản : 24/10/2023 - Cập nhật : 24/10/2023