logo

Đọc hiểu Ông trời: Ngày xưa, khi vạn vật còn chưa có

Mỗi vị Thần đều mang một biểu tượng và một giá trị riêng cho nhân loại, trả lời đọc hiểu Ông Trời sẽ phần nào lí giải được một số hiện tượng tự nhiên luôn tồn tại xung quanh chúng ta.


Mục lục nội dung

Đọc hiểu ông Trời

Câu 1. Đâu là phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong truyện thần thoại “Ông Trời”: 

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Thuyết minh

Giải thích: Tự sự hay còn được gọi là phương thức biểu đạt tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày, tường thuật một chuỗi các sự việc, hiện tượng bằng cách nói, viết, vẽ. "Kể về quá trình sáng tạo ra vạn vật và con người của Ông Trời".

Câu 2. Truyện thần thoại “Ông Trời” sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ mấy? 

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Đáp án A và C

Giải thích: Người kề gọi tên các nhân vật: chính tên của chúng (ông Trời, Ngọc Hoàng), tự giấu mình đi như là không có mặt.

Câu 3. Chi tiết nào sau đây nói về đặc điểm của không gian trong truyện “Ông Trời”: 

A. Trời là một bậc quyền phép vô song ở trên cao, làm ra tất cả

B. Giang sơn của Trời là từ mặt đất lên đến trên cao, có chín tầng trời

C. Trời sinh ra tất cả loài người, muôn vật, cỏ cây

D. Trời thấy tất cả, biết hết mọi sự xảy ra ở thế gian

Giải thích: Giang sơn của Trời là từ mặt đất lên đến trên cao, có chín tầng trời, và chỗ giáp với đất gọi là chân trời

Câu 4. Nhân vật chính trong truyện thần thoại trên là ai? (0,5 điểm)

A. Ông Trời

B. Bà Trời

C. Ngọc Hoàng

D. A và C

Đọc hiểu Ông Trời

Câu 5. Phát biểu nào sau đây nói lên đặc điểm về cốt truyện của truyện thần thoại “Ông Trời”? 

A. Xoay quanh quá trình sáng tạo ra vạn vật và con người

B. Xoay quanh chiến tích của những người anh hùng

C. Xoay quanh cuộc xung đột giữa các bộ tộc

D. Xoay quanh cuộc chiến mở rộng địa bàn

Câu 6. Phát biểu nào sau đây nói về chủ đề của truyện thần thoại “Ông Trời”: (0,5 điểm)

A. Thể hiện khát vọng của người xưa trong việc lí giải các hiện tượng trong tự nhiên

B. Thể hiện niềm tin sơ khai của người xưa về một đấng tối cao tạo ra muôn loài.

C. Thể hiện sự lạc hậu về kiến thức khoa học và kĩ thuật của người xưa

D. Cả A và B

Câu 7. Qua truyện thần thoại trên, người xưa thể hiện thái độ như thế nào đối với Ông Trời? 

A. Thái độ ghét bỏ

B. Thái độ sợ hãi

C. Thái độ tôn kính

D. Không bộc lộ thái độ

Câu 8. Nêu nội dung khái quát của truyện thần thoại “Ông Trời”? 

- Truyện Ông Trời thuộc nhóm truyện thần thoại về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng trong tự nhiên còn được gọi là Thần thoại suy nguyên.Cụ thể ở đây, câu truyện ấy đã cho người đọc cảm thấy quá trình vạn vật được tạo ra,được nhào nặn từ ông Trời để từ đó con người ta được hiểu thêm về nguồn cội của mình hơn.

Câu 9. Bạn hiểu như thế nào về cụm từ “đạo Trời” được nói tới trong truyện?

- Cụm từ "đạo trời" trong văn bản trên mang hàm ý chỉ lòng tin của con người ta vào sự tâm linh,tin vào thần linh hay một Đấng toàn năng. Được người đời gọi nôm na là Ông Trời, là Tạo Hóa,Thượng Đế đều tùy thuộc vào bản sắc dân tộc trên toàn cầu. Cụm từ đó như thể hiện lòng tin của con người xa xưa, khi mà khoa học công nghệ chưa phát triển thì họ sẽ nghiêng về những điều tâm linh nhằm lí giải mọi điều trên nhân gian. 

icon-date
Xuất bản : 27/10/2023 - Cập nhật : 28/10/2023