logo

Đọc hiểu Hạt giống tâm hồn trang 42-43

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Hạt giống tâm hồn trang 42-43 hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Hạt giống tâm hồn trang 42-43 giúp các em ôn tập đạt kết quả cao. 


Đọc hiểu Hạt giống tâm hồn trang 42-43 - Đề số 1

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Trở về sau một ngày làm việc mệt mỏi, người mẹ xách giỏ vào bếp. Đón chị là đứa con trai đang háo hức mách mẹ những gì mà em nó đã làm: “Mẹơi, lúc bố đang gọi điện thoại, con đang chơi ở ngoài sân thì em lấy bút chì màu viết lên tường, chỗ mới sơn trong phòng ấy. Con đã nói nhưng em không nghe”. Người mẹ rên rỉ “Trời ơi !”, buông giỏ và bước vào phòng, nơi cậu con trai út đang trốn. Đứa bé run lên vì sợ. Trong khoảng mười phút, người mẹ đã giáo huấn con về công sức, tiền bạc và khoản chi phí vì trò chơi không đúng chỗ của con. Càng la mắng, chị càng giận và lao đến chỗ thằng bé đang sợ sệt lấy thân mình che tác phẩm của nó. Khi nhìn dòng chữ “Con yêu mẹ” được viết nắn nót trên tường, viết bằng một trái tim nguệch ngoạc nhưng rất ngộ nghĩnh, dễ thương, đôi mắt người mẹ nhòa đi.

(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp Tp.HCM, 2011, tr.42 – 43)

❶ Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

❷ Nêu nội dung chính của văn bản.

❸ Thái độ của người mẹ trong câu chuyện như thế nào?

❹ Anh/chị rút ra bài học gì cho bản thân từ câu chuyện trên?

Bộ đề Đọc hiểu Hạt giống tâm hồn trang 42-43 hay nhất

GỢI Ý - HƯỚNG DẪN

❶ [Nhận biết]

Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

Giải thích lý do chọn: văn bản trình bày diễn biến sự việc, cốt truyện, nhân vật, các câu văn trần thuật.

❷ [Thông hiểu]

Nội dung chính: Người mẹ đi làm về thấy con viết bậy lên tường, giận dữ dạy cho con một bài học. Nhưng dòng chữ “con yêu mẹ” đã làm bà hối hận và xúc động.

❸ [Thông hiểu]

Thái độ của người mẹ: giận dữ và quá vội vàng dạy con mình một bài học.

❹ [Vận dụng]

Học sinh có thể chọn một trong các gợi ý sau:

Khi nhìn nhận, đánh giá một vấn đề nào cũng cần cẩn thận, toàn diện và khách quan để không xảy ra những việc đáng tiếc.

Ai cũng có thể mắc sai lầm, nhất là đối với trẻ con. Vậy nên, chúng ta cũng cần có cái nhìn cảm thông hơn là giận dữ, dạy cho chúng một bài học.

Xem thêm:

>>> Đọc hiểu Hạt giống tâm hồn tập 2


Đọc hiểu Hạt giống tâm hồn trang 42-43 - Đề số 2

Bài học em nhận được từ câu chuyện Con yêu mẹ – Nhìn nhận đánh giá toàn diện, khách quan

Trở về sau một ngày làm việc mệt mỏi, người mẹ xách giỏ vào bếp. Đón chị là đứa con trai đang háo hức mách mẹ những gì mà em nó đã làm:

- Mẹ ơi,lúc bố đang gọi điện thoại, con đang chơi ngoài sân thì em lấy bút chì màu viết lên tường, chỗ mới sơn trong phòng ấy. Con đã nói nhưng em không nghe.

Người mẹ rên rỉ: -Trời ơi! - buông giỏ và bước qua phòng, nơi cậu con trai út đang trốn. Đứa bé run lên vì sợ. Trong khoảng mười phút, người mẹ giáo huấn con về công sức, tiền bạc và khoản chi phí vì trò chơi không đúng chỗ của con. Càng la mắng, chị càng giận và lao đến chỗ thằng bé đang sợ sệt lấy thân mình che tác phẩm của nó. Khi nhìn thấy dòng chữ “Con yêu mẹ” được viết nắn nót trên tường, viền bằng một trái tim nguệch ngoạc nhưng rất ngộ nghĩnh, dễ thương, đôi mắt người mẹ nhòa đi.

Và giờ đây bao thời gian trôi qua, tờ giấy dán tường vẫn ở đó, y như lúc người mẹ nhìn thấy, với một cái khung ảnh rỗng treo để bao bọc lấy nó. Đó là một sự nhắc nhở đối với người mẹ, và với tất cả mọi người: Hãy bỏ một chút thời gian để đọc những dòng chữ viết trên tường!

                     (Theo “Hạt giống tâm hồn”-NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh,2011,tr.42-43)

GỢI Ý

1. Mở bài.

- Hãy đọc câu chuyện “Con yêu mẹ” ở trên để nhớ rằng: Đừng nhìn nhận đánh giá người khác một cách dễ dàng; bình tĩnh lắng nghe, tỉnh táo xử lí những lời đánh giá của mình.

2. Thân bài.

- Không nên khắt khe với những lỗi lầm mà người khác phạm phải, cũng đừng chỉ nhìn vào đó mà vội đánh giá một con người. Trước những lỗi lầm của người khác, bao dung lại có sức mạnh hơn nhiều so với trừng phạt.

- Trong câu chuyện, vì người mẹ vội vã, thiếu toàn diện khi nhìn nhận một vấn đề mà dẫn đến la mắng, trách nhầm con mình. Câu chuyện mang đến cho ta một  thông điệp ý nghĩa: Khi nhìn nhận, đánh giá một vấn đề nào đó cũng cần cẩn thận, toàn diện và khách quan để không gây ra những hậu việc đáng tiếc

- Ai cũng có thể mắc sai lầm, nhất là đối với con trẻ. Cậu con út trong câu chuyện, đơn giản chỉ muốn thể hiện tình cảm của mình dành cho mẹ, mong làm mẹ vui. Nhưng cậu còn quá nhỏ để nhận thức được: Tình cảm chân thành cũng cẩn thể hiện đúng lúc, đúng chỗ.

- Trong cuộc đời mỗi người có lúc vì nóng vội, chủ quan mà chúng ta đưa ra những lời nói, hành động mất kiểm soát, tiêu cực khi nhìn nhận một vấn đề, đánh giá người khác, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Người mẹ đã quá vội vàng kết luận khi chưa nhìn ra mọi mặt vấn đề đã giận dữ và dạy cho con mình một bài học. Kết quả, khi vỡ lẽ, bà đã hối hận vì hành động của mình.

- Cuộc sống vội vã cùng với sự phát triển của mạng internet và các trang mạng xã hội, việc buông lời phán xét người khác càng trở nên dễ dàng hơn, gây ra những hệ luỵ không nhỏ trong mối quan hệ con người với con người. Biết bao sự việc đau lòng đáng tiếc đã xảy ra chỉ vì người nói bất cẩn hoặc phán xét người khác một cách dễ dàng.

- Cuộc sống là tiếng vọng. Điều bạn gửi đi quay trở về. Điều bạn gieo trồng bạn sẽ gặt hái. Điều bạn cho bạn sẽ nhận lại. Điều bạn thấy ở người khác tồn tại trong chính bạn”.

- Dù cuộc sống vội vã, có quá nhiều thứ để lo toan nhưng cha mẹ nên chăng cũng cần dành nhiều thời gian quan tâm và để hiểu hơn về con cái.

- Khi đánh giá, nhận xét một vấn đề nào đó cần cẩn thận tìm hiểu mọi mặt rồi đưa ra kết luận.

- Ai cũng có thể mắc sai lầm, nhất là đối với con trẻ. Vậy nên, chúng ta cũng cần có cái nhìn cảm thông thay vì vội vàng giận dữ, truy cứu đến cùng.

3. Kết bài.

Không ai trên thế gian này sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Nếu bạn ghét bỏ con người vì sai lầm của họ, bạn sẽ cô độc trên thế gian này. Vậy nên hãy yêu thương nhiều hơn. Chỉ có tình yêu thương mới khiến chúng ta thấy hạnh phúc.


Đọc hiểu Hạt giống tâm hồn trang 42-43 - Đề số 3

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu a), b), c):

CÓ ÁP LỰC MỚI CÓ ĐỘNG LỰC PHẤN ĐẤU 

Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm. Họ bắt cậu phải đến 12,5 đô-la nên cậu đã chạy về nhà nhận lỗi với bố. Bố cậu nói :

- Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau phải trả lại đầy đủ cho bố.

Kể từ đó, cậu bé bắt đầu kiếm việc làm thuê, dành dụm tích cóp. Chỉ nửa năm sau, cậu đã trả lại đúng 12,5 đô-la cho bố. Về sau, cậu bé ấy khôn lớn và trở thành một nhân vật xuất chúng trong lịch sử. Đó chính là Abraham Lincoln, Tổng thống Hoa Kì sau này.

(Theo Hạt giống tâm hồn, Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, Trang 42)

a) Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu : Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm.

b) Theo em, yêu cầu bố của cậu bé đặt ra ("Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau, phải trả lại đầy đủ cho bố.”) có ý nghĩa như thế nào đối với cậu bé ?

c) Viết đoạn văn bản luận về ý nghĩa được rút ra từ câu chuyện trong văn bản.

Hướng dẫn chi tiết

a) Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu : Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm.

- Trạng ngữ: Năm 1920

- Chủ ngữ: cậu bé 11 tuổi nọ

- Vị ngữ: lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm

b) Theo em, yêu cầu bố của cậu bé đặt ra ("Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau, phải trả lại đầy đủ cho bố.”) có ý nghĩa như thế nào đối với cậu bé ?

- Thứ nhất: Người bố muốn người con phải biết rõ rằng lỗi lầm mình mắc phải thì nhất định phải chính mình giải quyết nó, không được ỷ lại vào bố.

- Thứ 2: Đây như một bài học của người bố dành cho con trai "có vay, có trả"

- Thứ 3: Tạo áp lực để người con phấn đấu, trong vòng 1 năm cần trả lại số tiền đã vay cho bố.

c) Các em tùy chọn ý nghĩa của mình và viết đoạn văn hoàn chỉnh:

- Mở đoạn: nêu vấn đề

- Thân đoạn: Giải thích và bàn luận về vấn đề đó, có 1 câu liên hệ.

- Kết đoạn: khẳng định lại quan điểm đó đúng

icon-date
Xuất bản : 11/05/2022 - Cập nhật : 19/11/2022