logo

Đọc hiểu Nếu biết trăm năm là hữu hạn trang 135

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Nếu biết trăm năm là hữu hạn trang 135 hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Nếu biết trăm năm là hữu hạn trang 135 giúp các em ôn tập đạt kết quả cao. 


Đọc hiểu Nếu biết trăm năm là hữu hạn trang 135 - Đề số 1

Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Trang Tử nói “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng.” Chúng ta có giống được những con gà rừng không? Nếu chúng ta vì ưa thích thóc gạo bày sẵn mà chịu chui vào chiếc lồng. Rồi từ sau những song tre đó, chúng ta đòi trả tự do?

Từ xúc cơm, xếp quần áo, sách vở, đến chọn trường, chọn nghề, tìm việc, kiếm sống, chọn chồng chọn vợ, chọn tương lai… Chúng ta quá quen với việc được sắp sẵn. Chúng ta ưa làm việc đã được người khác lên kế hoạch hơn là tự mình vạch ra. Chúng ta chuộng thói quen hơn sáng tạo. Chúng ta chỉ vui khi có người tâng bốc, chỉ hết buồn nếu có người an ủi vuốt ve. Chúng ta thậm chí không muốn tự phân biệt sai đúng trừ khi có người làm thay. Chúng ta không thể làm chủ đời mình. Cứ như vậy, chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa. Thậm chí, một con chim trong rất nhiều lớp lồng.

[…] Robert Fulghum từng trở thành tác giả best seller với một cuốn sách có tựa đề thú vị “Tất cả những gì cần phải biết tôi được học ở nhà trẻ”. Đó là những nguyên tắc sống, chia sẻ, chơi công bằng, không đánh bạn, để đồ đạc vào chỗ cũ, không lấy những gì không phải của mình, dọn dẹp những gì bạn bày ra, nói xin lỗi khi làm tổn thương ai đó, rửa tay trước khi ăn, học một ít, suy nghĩ một ít, vẽ và hát vài điệu, cây cối và các con vật đều chết – và chúng ta cũng vậy, từ đầu tiên và quan trọng nhất cần phải học quan sát.

Hãy đếm xem: 100 chữ. Những gì cần phải học chỉ như vậy. Chúng ta được học ở nhà trẻ nhưng đã đánh rơi dần trong quá trình lớn lên. Cũng như khi sinh ra, ta đã có sẵn bản năng độc lập nhưng lại đánh mất nó trong quá trình sống. Không có bản năng độc lập, chúng ta không thể nắm giữ được tự do. Nghĩa là trước khi đòi tự do, bạn phải tìm lại bản năng độc lập của mình.

(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2012, tr.135)

Bộ đề Đọc hiểu Nếu biết trăm năm là hữu hạn trang 135 hay nhất

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2: Vấn đề chính được tác giả nêu trong đoạn trích là gì?

Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm  bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng.”

Câu 4: Trong tất cả các nguyên tắc sống học được ở nhà trẻ, anh/ chị thấy nguyên tắc nào có ý nghĩa với mình nhất. Vì sao?

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là phương thức nghị luận.

Câu 2:

Vấn đề chính được tác giả đặt ra trong đoạn trích là: Trước khi đòi tự do, bạn phải tìm lại bản năng độc lập của mình.Không có bản năng độc lập, chúng ta không thể nắm giữ được tự do.

Câu 3:

Câu nói“Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm  bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng.”

Nghĩa là dù phải đi mười bước mới kiếm được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới kiếm được một ngụm nước nhưng con gà rừng vẫn muốn làm những việc đó mà không muốn bị nhốt trong lồng. Nghĩa là dù phải trải qua khó khăn, vất vả mới có miếng ăn thức uống nhưng loài gả rừng vẫn muốn vì khi đó nó được tự do. Thức ăn đem đến sẵn miệng chỉ  dành cho những con ở trong lồng, bị mất tự do. Tương tự như vậy, những người chầu trực thứ đến sẵn mà không độc lập tự kiếm sống được, không làm được việc là người mất tự do.

Câu 4:

Học sinh có thể chọn bất kì nguyên tắc nào.

Học sinh sẽ được điểm khi giải thích được lí do vì sao em chọn nguyên tắc đó.

Xem thêm:

>>> Đọc hiểu Nếu biết trăm năm là hữu hạn trang 48-49


Đọc hiểu Nếu biết trăm năm là hữu hạn trang 135 - Đề số 2

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

…Có thể, chúng ta vẫn nghĩ hạnh phúc là vấn đề “riêng tư” và “cá nhân”. Nhưng không phải vậy. Nếu bạn lo buồn hay gặp bất trắc thì ít nhất, thầy cô, cha mẹ, bạn bè đều cảm thấy xót xa, lo lắng cho bạn. Còn nếu bạn vui tươi, hạnh phúc thì ít nhất cũng làm cho chừng đó người cảm thấy yên lòng, lạc quan và vui vẻ khi nghĩ về bạn.

Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác. Và người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa. Tôi thích nghĩ về mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng thể kim cương. Mỗi người là một nguyên tử cacbon trong cấu trúc đó, có vai trò như nhau và ảnh hưởng đến bốn nguyên tử khác, và cứ thế mà nhân rộng ra. Chúng ta cũng có thể vô tình tác động đến cuộc đời một người hoàn toàn xa lạ theo kiểu như vậy.

(Trích Đơn giản chỉ là hạnh phúc, sách Nếu biết trăm năm là hữu hạn,

Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, năm 2016)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào về câu văn “Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác”?

Câu 4. Từ nội dung đoạn trích, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về hạnh phúc.

Đáp án:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2:

Biện pháp nghệ thuật:

- Điệp từ: hạnh phúc

- Liệt kê: bạn lo buồn hay gặp bất trắc thì ít nhất, thầy cô, cha mẹ, bạn bè đề cảm thấy xót xa, lo lắng cho bạn hoặc bạn vui tươi, hạnh phúc thì ít nhất cũng làm cho chừng đó người cảm thấy yên lòng, lạc quan và vui vẻ khi nghĩ về bạn.

- So sánh: “Mỗi con người là một mắt xích hoặc mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng thể kim cương” hoặc “Mỗi người là một nguyên tử cacbon”.

Tác dụng:

- Làm cho đoạn văn hấp dẫn, xây dựng hình ảnh đặc sắc và khơi gợi cảm xúc.

- Làm rõ được vấn đề trong đoạn trích: Hạnh phúc không phải là vấn đề cá nhân, riêng tư mà còn ảnh hưởng, tác động đến nhiều người khác, từ cha mẹ, thầy cô, bạn bè tới cả những người xa lạ.

Câu 3:

Câu văn “Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác”: Mỗi cá nhân đều có sự gắn kết trên một phương diện nào đó nên mọi cảm xúc, hành động của bản thân sẽ tác động ít nhiều đến những người xung quanh. Vì vậy mỗi người cần lan truyền cảm xúc tích cực và hạn chế cảm xúc tiêu cực để tránh ảnh hưởng đến những người khác.

Câu 4

Yêu cầu

- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Gợi ý: Học sinh cần triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động:

- Hạnh phúc là cảm giác hân hoan, vui sướng khi đạt được mong muốn, khát khao của mình.

- Hạnh phúc là điều ai cũng muốn có, là mục tiêu hướng tới cuối cùng, có ý nghĩa lớn đối với mỗi người.

- Hạnh phúc không phải là một điều gì quá xa xôi, cao cả mà hạnh phúc đến từ những điều rất đỗi bình thường, biết quý trọng hiện tại cũng là hạnh phúc.

- Hạnh phúc không chỉ mang lại cảm xúc cho bản thân mà còn tác động đến những người xung quanh. Bản thân hạnh phúc thì những người bên cạnh cũng cảm thấy vui vẻ và ngược lại.

- Vì thế, mỗi người cần phải biết nhận ra và trân quý hạnh phúc ngay bên mình.

icon-date
Xuất bản : 11/05/2022 - Cập nhật : 19/11/2022