logo

Đọc hiểu Con cáo và quả nho" Một hôm, có con cáo kia vừa đói bụng vừa khát nước"

Đọc văn bản sau:

CON CÁO VÀ QUẢ NHO

Một hôm, có con cáo kia vừa đói bụng vừa khát nước. Nó lén vào vườn nho để ăn trộm. Vườn nho đầy những trái bóng mọng, lúng lắng trên giàn nhưng lại quá cao. Cáo nháy lên rớt xuống cá chục lần mà vẫn không bắt được một chùm thấp nhất. Cuối cùng. nó bước đi và lẩm bẩm:

- Ai mà thèm những trái nho xanh lè đó. Chua lắm! Không chừng lại có cả sâu trong đó nữa.

(158 Truyện Ngụ ngôn Aesop, Phan Như Huyên, 1995)

Câu hỏi

a. Tóm tắt tình huống truyện, chuỗi sự kiện (cốt truyện) truyện Con cáo và quả nho và hoàn thành theo mẫu báng dưới đây. Dựa vào các bài tập mà em đã thực hiện, cho biết: việc tóm tắt tình huống truyện và tóm tắt chuỗi sự kiện (cốt truyện) khác nhau như thế nào?

 

Đọc hiểu Con cáo  và quả nho" Một hôm, có con cáo kia vừa đói bụng vừa khát nước"

 

 b. Trong khi chứng minh về tính ngắn gọn hàm súc của truyện ngụ ngôn. nhiều ý kiến thống nhất rằng các truyện 2 người bạn đồng hành và con gấu. Con cáo và quả nho là những chuyện tiêu biểu. Nhưng khi cần xác định trong hai truyện này, truyện nào ngắn gọn hơn, ý kiến chưa ngã ngũ. Theo em, cần thực hiện việc so sánh như thế nào để kết luận đưa ra thuyết phục được mọi người?

c. Giá sử những quả nho trong truyện Con cáo và quả nho biết nói, theo em chúng sẽ nói gì với con cáo hoặc với chính mình trong trường hợp này?

>>> Xem đầy đủ: Soạn SBT Ngữ Văn 7 Bài 2: Bài học cuộc sống - CTST

Trả lời

a. Với yêu cầu thứ nhất, có thể tóm tắt tình huống truyện. chuỗi sự kiện (cốt truyện) truyện Con cáo và quả nho như sau:

Đọc hiểu Con cáo  và quả nho" Một hôm, có con cáo kia vừa đói bụng vừa khát nước"( Ảnh 3)

Với yêu cầu thứ hai. có thể nêu lưu ý cách tóm tắt tình huống khác với cách liệt kê sự kiện khi tóm tắt cốt truyện ở chỗ: với tình huống. chỉ nêu sự kiện cốt lõi cho thấy tình thế nguyên nhân — kết quá các hành động của nhân vật hướng đến thể hiện bài học của truyện ngụ ngôn.

b. Có nhiều cách xác định, chứng minh, song cách đơn giản. dễ thuyết phục nhất là dựa vào kết quả thống kê nhanh, đối chiếu số câu, số chữ của hai văn bản truyện.

Đọc hiểu Con cáo  và quả nho" Một hôm, có con cáo kia vừa đói bụng vừa khát nước"( Ảnh 4)

c. Câu hỏi có tính mở, em dựa vào cảm nhận, tưởng tượng của mình khi đọc truyện Con cáo và quả nho để đưa ra một vài câu nói của quả nho đáp lại lời cáo hoặc tự nói với chính mình. Chẳng hạn:

 “Cáo lẩm bẩm:

 - Ai mà thèm những trái nho xanh lè đó. Chua lắm! Không chừng lại có cả sâu trong đó nữa.

 Quả nho nghĩ bụng:

 - Những anh chàng như cáo mà phải chịu đói khát thật đáng đời.”

Hoặc:

 “Quả nho nghe cáo lẩm bẩm, nói rì rào theo gió nhẹ:

- Lêu lêu... ! Mắc cỡ. Lêu lên... ""

icon-date
Xuất bản : 19/07/2022 - Cập nhật : 19/11/2022