logo

Đọc hiểu Chức phận làm con (2 đề)

icon_facebook

Hướng dẫn trả lời 2 đề Đọc hiểu Chức phận làm con trắc nghiệm, tự luận chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao.

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

CHỨC PHẬN LÀM CON

Phận làm con phải thông đạo hiếu,

Phận làm dân phải hiểu chữ trung.

Trên ra lệnh, dưới phục tùng,

Cha làm việc tốt, con cùng làm theo.

 

Của cải nhiều dùng lâu cũng hết,

Chữ hiếu trung hưởng mãi vô cùng.

Bàn mưu tư lợi thì đừng,

Bàn điều chân chính, nên cùng tham gia.

 

Làm tốt chớ ba hoa kể lể,

Hoa sớm nở, thì hoa dễ sớm tàn.

Cẩn thận đáng giá ngàn vàng,

Phải suy nghĩ kỹ hãy làm mới hay.

 

Người tốt hay xắn tay làm phúc,

Giúp ai không lợi dụng người ta.

Người biết lỗi, sửa thì tha,

Trị người có tội, chớ mà quá nghiêm.

 

Dạy điều thiện, đừng nên tham quá,

Để người học có khả năng theo

Khoan hòa sẽ được tin yêu,

Siêng năng cần mẫn ắt nhiều thành công.

 

Nói thận trọng thì không sợ lỗi,

Làm thận trọng đỡ hối về sau.

Thế lực dù mạnh đến đâu,

Nếu đem dùng hết, ắt sau hại mình.

 

Hoặc cậy thế tạo thành phúc lộc,

Hẳn rằng sau cũng chẳng ra gì.

Cứ đường chính đạo mà đi,

Hiếu, Trung, Nhân, Nghĩa nghĩ suy mà làm.

 

(Bùi Văn Nguyên, Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm (tập 1), NXB Giáo dục, 1989)

Thông tin về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491, mất năm 1585, quê ở làng Trung Am, nay thuộc xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng. Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thông thái triết học, sinh trưởng trong một gia đình vọng tộc, có học vấn, cả cha và mẹ đều là những người có danh tài học hạnh. Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc, ông để lại tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập và tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi. Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn; phê phán những điều xấu xa trong xã hội; mang đậm tấm lòng lo cho nước, thương đời, thương dân.


Đọc hiểu Chức phận làm con - Đề 1

Câu 1: Chủ thể trữ tình trong bài thơ là ai?

Câu 2: Hãy tìm trong khổ thơ 5, 6 những từ, cụm từ mang ý nghĩa răn dạy con người?

Câu 3: Nêu tác dụng của phép liệt kê được sử dụng trong câu thơ:

 Cứ đường chính đạo mà đi,

 Hiếu, Trung, Nhân, Nghĩa nghĩ suy mà làm”.

Câu 4: Anh/ chị hiểu như thế nào về nội dung của đoạn thơ sau:

Phận làm con phải thông đạo hiếu,

Phận làm dân phải hiểu chữ trung.

Trên ra lệnh, dưới phục tùng,

Cha làm việc tốt, con cùng làm theo.

Câu 5: Anh/ chị có đồng tình với quan điểm của tác giả gửi gắm trong câu thơ:

Khoan hòa sẽ được tin yêu,

Siêng năng cần mẫn ắt nhiều thành công.

Đọc hiểu Chức phận làm con

Đáp án

Câu 1:

Chủ thể trữ tình trong đoạn thơ trên là Tác giả

Câu 2:

Trong khổ thơ 5, 6 những từ, cụm từ mang ý nghĩa răn dạy con người là:

– Dạy điều thiện, đừng nên tham quá

– Khoan hòa, Siêng năng cần mẫn

– Nói thận trọng, làm thận trọng

Câu 3:

– Phép liệt kê: Hiếu, Trung, Nhân, Nghĩa

– Tác dụng :

+ Nhấn mạnh những đức tính tốt đẹp cần phải rèn luyện, tu dưỡng ở mỗi người.

+ Tác giả nêu lên những đức tính tốt đẹp mà con người cần có, người có những đức tính này sẽ là những con người sống có ích cho xã hội, có ích cho cộng đồng.

Câu 4: 

- Đoạn thơ trên là lời nhắn nhủ, giáo huấn của người cha với con về bổn phận làm con và bổn phận làm người, sống làm sao cho có ích.

- Đoạn thơ là những lời răn dạy trong cuộc đời mà người cha dành cho con, là tình phụ tử thiêng liêng cao quý. 

Câu 5:

Em đồng tình với quan điểm của tác giả gửi gắm trong câu thơ:

Khoan hòa sẽ được tin yêu,

Siêng năng cần mẫn ắt nhiều thành công.

Vì khoan hòa, siêng năng, cần mẫn chính là những đức tính tốt của con người, những người như vậy thường sống có ích, dễ thành công và được mọi người kính trọng, tin tưởng.


Đọc hiểu Chức phận làm con - Đề 2

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên

A. Biểu cảm

B. Tự sự

C. Nghị luận

D. Thuyết minh

Câu 2: Xác định thể thơ của văn bản?

A. Thể thơ tự do 

B. Thể thơ đường luật

C. Thể thơ 7 chữ

D. Thể thơ 8 chữ

Câu 3: Anh/ chị hiểu gì về nhan đề của bài thơ?

Câu 4: Trong bài thơ, anh/ chị tâm đắc nhất câu thơ giáo huấn nào của tác giả? Bài học có ý nghĩa nhất mà anh/ chị rút ra được qua bài thơ trên là gì?

Đáp án 

Câu 1: A. Biểu cảm

Giải thích: Phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản trên là Biểu cảm

Câu 2: D.

Giải thích: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ 8 chữ

Câu 3: 

Nhan đề " Chức phận làm con" nêu lên trách nhiệm, bổn phận của người con đối với cha mẹ.

Câu 4:

Trong bài thơ trên, em tâm đắc nhất câu thơ 

Khoan hòa sẽ được tin yêu,

Siêng năng cần mẫn ắt nhiều thành công.

Hai câu thơ trên nói về những đức tính tốt của con người, đó là khoan hòa, siêng năng, cần mẫn, đây đều là những đức tính tốt cần có ở một con người. Những người có những đức tính tốt như vậy sẽ được mọi người tin tưởng, dễ đạt được những thành công trong cuộc sống. Bài thơ trên là những răn dạy rất đúng đắn của người cha với con, là những điều nên biết trong cuộc sống, đó là dạy điều thiện, đừng nên tham quá, biết khoan hòa, siêng năng cần mẫn, nói năng thận trọng, làm việc thận trọng

icon-date
Xuất bản : 20/04/2024 - Cập nhật : 20/04/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads