logo

Đọc hiểu Linh hồn ong chúa (2 đề)

icon_facebook

Hướng dẫn trả lời 2 đề Đọc hiểu Linh hồn ong chúa trắc nghiệm, tự luận chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao.

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

Mùa xuân, những con gấu ngựa mắt nằm dọc hình hạt gắm từ Dương Trục đổ về, lang thang ngửa mặt lên trời giữa rừng hoa chìu để dõi ong. Những người thợ rừng chuyên ăn mật bắt chước loài gấu ngựa theo ong thường vấp té lộn nhào trong mớ bòng bong ma trận. Buổi sáng, từ trảng chìu ngó xuống đèo Đá Trắng gió thổi hun hút. Những đoàn người lùa trâu lúc thúc leo dốc vào rẫy xa trong núi. Lũ ong bay như mưa khắp chốn.

Năm Vĩ và thằng Tấn nằm ngửa mặt im lìm trên lớp đệm bòng bong dưới đụn hoa chìu. Những con ong bay tới lượn lờ hút mật, rồi nhanh chóng vút thẳng lên trời xanh. Chúng bay theo chiều thẳng đứng, biến mất như những quả pháo thăng thiên. Hai thầy trò Năm Vĩ không tìm ra thêm được một chặng bay mô nữa.

Một con chim bã trầu đi hút mật chúi đầu bay quá trớn đâm sầm xuống ngực. Cả hai giật mình. Mùi thơm hoa chìu có thể làm người ta chóng mặt, ảo giác. Nhưng anh ta đã quen. Mười bốn tuổi, Năm Vĩ theo thầy Ong học nghề lấy mật. Mười chín tuổi, nó lấy được một tổ ong đầy hai đôi bầu dầu rái. Bây giờ đã qua hai mươi năm nghề, thầy Ong ra núi ở, anh ta tự hào trở thành đệ tử chân truyền số một, bậc thầy trong nghề chắp nối những đường bay.

Thầy Ong, một người rành rõi và thiện xạ. Ngó bề rộng tổ ong, lão bó trái khói vừa đủ. Tỷ lệ vàng của trái khói được đo bằng cảm giác kinh nghiệm. Đúng một phần ba ong thợ sẽ  thiệt mạng vì trái khói đó. Chỉ một phần ba. Tối kỵ làm chết ong chúa.

Mỗi tổ ong là một xã hội – lão nói – ta không thể xóa bỏ. Xã hội nữ quyền khoảng mười vạn dân dưới ong chúa chia làm hai nhóm ong đực và ong thợ. Guồng máy tổ chức đoàn kết, nhịp nhàng với kỷ luật cao. Ong thợ lo xây tổ, ngăn nhà kho, chăm sóc ong chúa, vận chuyển nước, phấn hoa, giữ độ ẩm khoảng 70 – 80%, giữ nhiệt độ khoảng 30 – 350C, tiết pheromone để phân biệt đẳng cấp và các loài ong khác nhau… Ong đực có nhiệm vụ duy trì nòi giống, canh gác kẻ thù.

Mỗi ngày ong chúa sinh hai ngàn ấu trùng. Khi lượng ấu trùng vừa đủ, ấu chúa ra đời. Vương quốc mười vạn dân khác mới thành lập theo ấu chúa ra đi. Thế giới mười vạn dân, dưới mắt thầy Ong quả là một cấu trúc hoàn hảo mà thẳm sâu trong tim lão luôn thán phục.

(…)

Đây là một tổ ong kỳ dị nhất trong đời ăn mật của Năm Vĩ. Qua ngày thứ tư, ở trảng hoa chìu ong vẫn bay như mưa. Chúng tới rồi đi, vút lên như quả pháo thăng thiên biến khỏi tầm mắt. Năm Vĩ nhổm dậy, lấy tay đo được mặt trời buổi sáng hai gang, thời điểm tốt nhất trong ngày để theo ong. Rốt cuộc không con mô bay theo đường ngang như quy luật. Từ trảng chìu, ngó xuống đèo Đá Trắng gió thổi hun hút. Những đoàn người lùa trâu lúc thúc leo dốc vào rẫy xa trong núi. Sực nhớ ra, Năm Vĩ hối thằng Tấn cuốn gói ra về. Đứa học trò tập tành hiếu thắng cứ lầu bầu.

Buổi chiều tà, những con chèo bẻo đuôi cờ cụp lượn như xiếc. Ngôi nhà tranh vách đất nhỏ xíu nằm trong hàng rào gỗ giáp bìa rừng như chiếc tổ. Một sợi khói mỏng màu xanh len lén lên trời. Men theo dãy hàng rào gỗ, anh ta mở cánh cổng thấp lè tè khép hờ.

Cánh cửa duy nhất của căn nhà tranh, được chống lên bằng cây tre đực một đầu vạt nhọn.

Phải khom mình mới chui vào nhà được. Bên trong tối hù. Mùi nhựa củi muồng chún trong bếp chua lòm cay mũi

Lão cố gượng lên, nửa nằm nửa ngồi gối trên chiếc gối gỗ nhớp nháp.

– Mi hỏi về tổ ong lớn ạ? – Giọng lão đặc trưng vùng núi Sơn Phúc hơi cứng.

– Dạ – Năm Vĩ giật mình. Lão đã biết trước. Tiên tri!

– Tau không biết đâu –

Hết lời, ông ta thở dài. Năm Vĩ kiên nhẫn:

– Tổ ong đó lạ lắm. Cháu theo bốn ngày ròng. Mỗi ngày hai buổi. Mỗi buổi hai tiếng. Đúng lúc mặt trời vừa hai gang tay, chúng từ hoa vút thẳng lên không trung, biến mất. Nó không theo đường ngang quy luật, không phá quy luật theo đường vòng, không tiết pheromone làm dấu. Như rứa thì tổ nó ở đâu? Dưới đất chắc?

– Trên trời – Lão nói thều thào – Mà tau cũng không biết đâu. Nó như tàn lửa bay thẳng lên không. Nó như tàn tro vô hình rơi xuống chính ngay chỗ xuất phát. Nó thuộc về loài gấu ngựa. Linh hồn ong chúa không thuộc về con người. Mi đã thấy lũ ong khóc chưa? Năm xưa, tau đốt một tổ ong lớn ở đầm lầy Tân Định. Không ngờ ong chúa chết. Lũ ong túa lại khóc như ri. Nước mắt rơi lã chã làm tắt ngúm cả trái khói. Tau thất kinh, lo lắng cả năm trời.

(…) Những người lấy mật, tiếng địa phương gọi là những người ăn ong. Thợ ăn ong ở vùng này luôn có vài bí quyết nhỏ. Từ những chùm hoa, thợ ăn ong dõi theo một con ong cho tới ngút tầm mắt. Ở cuối chặng, ngồi chờ con khác bay qua. Cả đoàn đi theo một tuyến cố định. Đường bay chắp nối có thể mất một, hai ngày.

Ở chặng gần tổ, con ong đang ngậm mật bay ngang vội chúi xuống. Có một bí quyết nhanh hơn: người ăn ong rành nghề không theo tụi ong thợ chuyển vận mật mà đón đầu tụi chuyển vận nước. Lũ ong lúc mô cũng bắt nước sát tổ. Chúng thụp xuống, trồi lên nhanh như tia chớp.

Năm Vĩ thất vọng đứng lên chào lão Bảy ra về. Lão nói với theo:

– Nó như tàn tro vô hình rơi xuống, mi không biết đâu. Nó thuộc về loài gấu ngựa. Đừng có xâm phạm linh hồn ong chúa. Mi có tin ong chúa có linh hồn không?

Năm Vĩ nói có, đó là nguyên tắc, là đạo của nghề ăn ong. Không được giết ong chúa. Giết cả ấu chúa lại là một trọng tội khác!

(…) Nửa khuya, Năm Vĩ thức dậy trong lều. Người ăn ong rành nghề nhất, đệ tử xuất sắc nhất của lão thầy Ong lại thua keo ni. Anh ta lấy một cái đầu đày nhỏ khều cho lửa bén lên, ngồi đốt thuốc. Những tàn lửa đỏ chói nổ lép bép vút nhanh rồi biến mất trong bóng tối. Ngay lúc đó anh ta chợt hiểu ra!

– Những tàn lửa bay lên. Những tàn tro vô hình rơi xuống ngay chỗ xuất phát!

Buổi sáng, mặt trời lên cỡ hai gang tay, Năm Vĩ ra đứng ở trảng hoa chìu. Hoa trắng và thơm, bồng bềnh như những đám mây mùa hạ. Ở rìa phía Tây trảng chìu có một vách đá cao. Những bụi trúc dây từ trên nóc phủ xuống thành một bức rèm đẹp lạ lùng. Chỗ đó có cây sơn đào to nép mình sát bờ đá.

Anh ta tự tin đi thẳng tới cây sơn đào. Trong đời ăn ong hai mươi năm chưa hồi mô anh ta thấy một tổ ong to như rứa. Nó nằm vắt trên một nhánh ngang ôm cong theo gờ gốc chính, thõng xuống chừng sáu thước.

Tụi chuyển vận mật ở trảng chìu vút lên ngút tầm mắt, bất ngờ chúi xuống ngay gốc sơn đào. Những tàn lửa bay lên, tàn tro vô hình rơi xuống. Những tàn tro bây giờ với anh ta không còn vô hình nữa. Nó ở ngay trên đầu, trong tầm mắt…

Cơn xúc động trôi qua, người ăn ong rành nghề bắt đầu ngó kỹ. Con đường duy nhất ăn được tổ ong này là bắc thang, dùng trái khói hun trực diện mặt trước tổ. Đó là điều những người thợ ăn ong vô cùng cấm kỵ. Thứ nhất, tụi ong thợ, ong đực trong cái xã hội mười vạn dân sẽ quyết tử với kẻ thù trước mặt. Thứ hai, tấn công trực diện có thể làm ong chúa thiệt mạng. Linh hồn ong chúa sẽ đeo đuổi những người thợ ăn ong, hành hạ họ suốt đời.

(…) Về thôi! – Năm Vĩ nói với thằng Tấn học trò. Mi thấy tổ ong ni dữ kinh không? Mình mới đứng dưới đất nó đã dợn sóng. Hết thế đốt!

Thằng Tấn cãi ngay:

– Anh sợ thì để tui đốt!

Mới theo nghề một thời gian, nó đã tinh ranh. Cái tinh ranh của một đứa học trò vô đạo. Năm Vĩ nghe lạnh ngang sống lưng, im khô quay đi. Anh ta nhớ lời sư phụ. Một tổ ong là một xã hội hoàn hảo. Chúng ta không thể xóa bỏ. Linh hồn ong chúa sẽ về đâu?

Một mình thằng Tấn quấn trái khói. Nó kết thang leo lên gốc sơn đào từ mặt trước. Đó là con đường độc đạo. Nó trèo tới hai phần ba thang, chuẩn bị châm lửa, tổ ong bỗng rùng rùng sóng dữ. Muôn vàn con ong bỏ tổ, kết thành bè đổ xuống đầu nó. Muôn ngàn cái kim chích xuyên qua đầu, qua cổ, qua mặt, qua áo quần.

Lũ cảm tử quân chích xong bị bứt ruột, chết rơi lả tả trên những bụi hoa chìu nở trắng, bồng bềnh như mây. Ở độ cao tám mét, nó rơi bịch xuống đất. Sự kinh hoàng nhất mới diễn ra tại đây.

Nó tối mặt tối mũi ngóc đầu dậy. Một bóng đen lù lù như cơn ác mộng hiển hiện. Con gấu ngựa nặng cỡ vài tạ, đứng thẳng bằng hai chân sau, chằm chằm giận dữ. Nhanh hơn chớp, tay phải nó giáng một cú tát trời đánh, hộc lên một tiếng kinh người. Thân hình vài tạ đen trũi xoay ngược chồm lên, phủ trọn sinh vật mắt nằm ngang vẫn hay giành khẩu phần ong của nó…

( Trích “ Linh hồn ong chúa” của Nguyễn Minh Sơn, dẫn theo https://thanhnien.vn/linh-hon-ong-chua-185287219.htm )


Đọc hiểu Những tuổi thơ của Lưu Quang Vũ (Tự luận) - Đề 1

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2. Xác định nội dung của văn bản.

Câu 3. Ong chúa có vai trò như thế nào với tổ ong?

Câu 4. Sau một thời gian tìm kiếm, Năm Vĩ tìm thấy tổ ong nhưng quyết định không ăn ong, vì sao ?

Câu 5. Anh/chị hãy rút ra thông điệp trong văn bản trên.

Câu 6. Viết đoạn văn từ 3-5 câu trình bày cảm nhận của anh/chị về nghề ăn ong trong văn bản trên.

Đáp án

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự

Câu 2:

Nội dung của văn bản: khai thác và lấy mật một cách hợp lý để không làm chết ong chúa, tận diệt tổ ong.

Câu 3:

Vai trò của ong chúa : đẻ ra ấu trùng ong, đảm bảo sự tồn tại của đàn ong, duy trì trật tự xã hội của đàn ong

Câu 4:

Sau một thời gian tìm kiếm, Năm Vĩ tìm thấy tổ ong nhưng quyết định không ăn ong, vì : làm chết ong chúa, gấu ngựa bảo vệ tổ ong sẽ trừng phạt những ai giành phần ong của nó.

Câu 5:

Thông điệp được rút ra từ văn bản: Thiên nhiên sẽ mang lại những điều tốt đẹp cho con người nếu được khai thác một cách hợp lí.

Câu 6:

Nghề ăn ong trong văn bản trên cho thấy đây không phải nghề dễ làm mà đòi hỏi sự kéo léo, kinh nghiệm và phải được đào tạo bài bản. Một công việc vất vả gian, nan đầy dẫy những nguy hiểu. Người làm trong nghề mới hiểu được sự vất vả khó khăn nhưng họ luôn có đạo đức với nghề.

Đọc hiểu Linh hồn ong chúa

Đọc hiểu Những tuổi thơ của Lưu Quang Vũ (Trắc nghiệm) - Đề 2

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

A. Biểu cảm

B. Tự sự

D. Miêu tả

Câu 2: Xác định nội dung của văn bản.

A. Khai thác và lấy mật một cách hợp lý để không làm chết ong chúa, tận diệt tổ ong.

B. Lấy mật ong cần chuẩn bị kĩ lưỡng

C. Cách lấy mật ong

Câu 3: Xác định ngôi kể của văn bản trên.

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

Câu 4: Muốn bắt được tổ ong, người ăn ong phải chuẩn bị gì?

A. Chuẩn bị trái khói

B. Chuẩn bị củi

C. Chuẩn bị rơm

Đáp án

Câu 1: B => Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự.

Câu 2: A => Nội dung của văn bản: Khai thác và lấy mật một cách hợp lý để không làm chết ong chúa, tận diệt tổ ong.

Câu 3: C => Ngôi kể được sử dụng trong văn bản: Ngôi thứ ba.

Câu 4: A => Muốn bắt được tổ ong, người ăn ong phải chuẩn trái khói.

icon-date
Xuất bản : 25/04/2024 - Cập nhật : 25/04/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads