logo

Đọc hiểu cho hay là giống hữu tình (2 đề)

Hướng dẫn trả lời 2 đề Đọc hiểu cho hay là giống hữu tình trắc nghiệm, tự luận chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao 

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi 

Cho hay là giống hữu tình
Đố ai gỡ mối tơ mành cho xong
Chàng Kim từ lại thư song
Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây
Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê!
Mây tần khoá kín song the
Bụi hồng lẽo đẽo đi về chiêm bao
Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao,
Mặt mơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng.
Buồng văn hơi lạnh như đồng
Trúc se ngọn thỏ, tơ trùng phím loan
Mành Tương phơn phớt gió đàn
Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình:
Ví chăng duyên nợ ba sinh,
Làm chi những thói khuynh thành trêu ngươi?
Bâng khuâng nhớ cảnh, nhớ người,
Nhớ nơi kỳ ngộ vội dời chân đi
Một vùng cỏ mọc xanh rì,
Nước ngâm trong vắt, thấy gì nữa đâu!

Gió chiều như gợi cơn sầu
Vi lô hiu hắt như mầu khơi trêu

Tác giả Nguyễn Du 

(Trích Truyền Kiểu. Đào Duy Anh, in trong Tin điện Truyền Kiều NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2000, tr.6401)


Đọc hiểu cho hay là giống hữu tình (Trắc nghiệm)

Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn trích?

A. Lục bát

B. Sáu chứ

C. Tám chứ

D. Tự do

Câu 2: Nhân vật trữ tình trong đoạn trích trên là ai?

A. Thúy Kiều

B. Kim Trọng

C. Giống hữu tình

D. Cả Thúy Kiều và Kim Trọng

Câu 3: Em hiểu thế nào về cụm từ "giống hữu tình"

A. Những loài vật mang tâm trạng của con người

B. Những con người vô tâm trước cảnh

C. Những con người mang sẵn niềm tương tư

D. Tất cả các ý trên

Câu 4: Đoạn trích trên sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Điển tích, điển cố

B. Ẩn dụ

C. Nhân hóa

D. So sánh

Trả lời câu hỏi

Câu 1: A. Lục bát => Dựa vào số chữ trong một câu

Câu 2: A. Thúy Kiều => Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây

Câu 3: D. Tất cả các ý trên => Chỉ tình cảm của vạn vật trong cuộc sống

Câu 4: A. Điển tích, điển cố => Ba thu dọn lại một ngày dài ghê!

Đọc hiểu cho hay là giống hữu tình

Đọc hiểu cho hay là giống hữu tình (Tự luận)

Câu 1. Dựa vào hiểu biết về cốt truyện của tác phẩm “Truyện Kiều", hãy nêu bối cảnh của đoạn trích

Câu 2. Đoạn trích sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ mấy?

Câu 3. Xác định thể thơ của đoạn trích?

Câu 4. Đoạn trích có thể được chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần?

Câu 5. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đổi trong hai dòng thơ sau:

Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao,
Mặt mơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng.

Câu 6. Nhận xét về nghệ thuật sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du trong đoạn trích? 

Trả lời câu hỏi

Câu 1:

- Bối cảnh của đoạn trích trên là Kim Trọng phải về quê để chịu tang chú, Kiều ở nhà nhớ thương tới người mình yêu

Câu 2:

- Đoạn trích sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ ba

Câu 3:

- Bài thơ trên được viết theo thể thơ lục bát

Câu 4:

- Đoạn trích trên có thể được chia làm hai phần:

+ Phần một (từ câu đầu đến Ba thu dọn lại một ngày dài ghê!)": Hoàn cảnh chia xa của Thúy Kiều và Kim Trọng khi Kim Trọng phải về quê chịu tang chú

+ Phần hai (Tiếp theo - Hết): Khung cảnh, sự vật ẩn dụ cho tâm trạng của nàng Kiều khi phải chia xa người thương

Câu 5:

- Tác dụng của biện pháp đảo ngữ:

+ Gợi hình, gợi cảm cho câu thơ

+ Nhấn mạnh về nỗi nhớ thương của người phụ nữ khi trong mong, chờ đợi người mình thương

Câu 6:

- Nghệ thuật sử dụng từ ngữ uyển chuyển, mềm mại, đầy sức gợi hình, gợi cảm cùng sự ẩn ý trong từng câu chữ đã tạo nên thành công cho Truyện Kiều của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du

icon-date
Xuất bản : 28/03/2024 - Cập nhật : 29/03/2024