logo

Đọc hiểu Vòng xòe Lò Cao Nhum (2 đề)

Hướng dẫn trả lời 2 đề Đọc hiểu Vòng xòe Lò Cao Nhum trắc nghiệm, tự luận chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi

Ngọn lửa xanh

Ngọn lửa vàng

Ngọn lửa thuở hồng hoang

Bập bùng hoa cà hoa cải

Ngôi nhà đốm lửa

Âm ỉ cùng gió hú

Đượm nồng sải dọc vạn năm

Bền bỉ dưỡng nuôi sự sống loài người.

Vòng xoè

Gương mặt bừng ánh trăng

Nụ cười hồng ngọn lửa

Trẻ, già, trai, gái kết hoa

Vòng nguyệt quế bản mường

Vòng nguyệt quế trao người hùng của bản

Tặng người gan của mường

Người hùng, người gan

Cột lim, cột nghiến

Kết đan phên rào, phên giậu

Chắn bão, ngăn giông

Xua mây, đuổi nắng

Che mầm xanh không héo quắt

Chắn mùa vàng không lở xuống thung sâu.

Chớ buông tay em nhé

Em buông tay làm đứt vòng xoè

Em buông tay rời rạc mường bản

Lẻ loi sẽ cô độc vực đá

Vòng xoè cuộc đời nghiệt ngã

Vòng xoè cộng đồng gắn kết

Em ơi chớ buông tay

Vòng xoè mênh mông tình mặn

Vòng xoè vực sâu

Vòng xoè núi cao.

Kìa núi quanh thung

Đồi quanh bãi

Kề vai nhau

Xoè ngàn năm vạn thuở

Dắt tay nhau kết dính lẽ đất trời

Nào trẻ, già, trai, gái muôn người

Nào xóm trên, dưới mường mọi nơi

Hãy cầm tay, hãy dắt tay

Xoè cùng đồi, cùng núi

Sánh cùng sao, cùng trăng

Bền cùng trời, cùng đất.

(Trích Vòng xòe – Lò Cao Nhum)


Đọc hiểu Vòng xòe Lò Cao Nhum (Trắc nghiệm)

Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Tự do

B. 5 chứ

C. 7 chứ

D. 4 chữ

Câu 2: Phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ trên là gì?

A. Sinh hoạt

B. Nghệ thuật

C. Báo chí

D. Khoa học

Câu 3: Bài thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 4: Biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong văn bản là?

A. Liệt kê

B. Điệp từ

C. Nhân hóa

D. Ẩn dụ

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Vòng xòe Lò Cao Nhum (Trắc nghiệm)

Câu 1: A. Tự do => Dựa vào số từ trong một câu

Câu 2: B. Nghệ thuật => Dựa vào nội dung của bài thơ gửi gắm tới độc giả

Câu 3: C. Biểu cảm => Có những từ ngữ chỉ cảm xúc

Câu 4: B. Điệp từ => Nhấn mạnh về vẻ đẹp của sự vật, hiện tượng

Đọc hiểu Vòng xòe Lò Cao Nhum

Đọc hiểu Vòng xòe Lò Cao Nhum (Tự luận)

Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Câu 2. Hãy chép hai câu thơ có ngữ điệu cầu khiến.

Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu của bài thơ.

Câu 4. Nhận xét về tình cảm của tác giả đối với văn hóa truyền thống của quê hương, bản mường mình.

Câu 5. Anh/Chị hãy rút thông điệp ý nghĩa nhất trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Vòng xòe Lò Cao Nhum (Tự luận)

Câu 1:

- Nhân vật trữ tình của bài thơ được ẩn đi, không thể hiện ra trong đoạn thơ

Câu 2:

- Hai câu thơ có ngữ điệu cầu khiến:

+ Chớ buông tay em nhé

+ Em ơi chớ buông tay

Câu 3:

- Biện pháp liệt kê: ngọn lửa vàng, xanh, hồng hoang – hoa cà, hoa cải

- Tác dụng:

+ Gợi hình, gợi cảm cho câu thơ

+ Khiến cho câu thơ trở nên có vần điệu, nhịp điệu

+ Tác giả muốn cho độc giả thấy được vẻ đẹp của sự sống mãnh liệt nơi núi rừng xa xôi kia

Câu 4:

- Tác giả vô cùng tự hào về những vẻ đẹp quê hương. Những vẻ đẹp đó đã được ông liệt kê ra bằng tất cả những tâm tư, những tình cảm của ông dành cho quê hương. Qua đó, chúng ta cũng thấy được sự chân thành, mộc mạc của người con của mảnh đất này

Câu 5:

- Thông điệp ý nghĩa nhất trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc: Giữ gìn bản sắc dân tộc là giữ gìn hồn vía của đất nước

icon-date
Xuất bản : 21/03/2024 - Cập nhật : 21/03/2024