logo

Soạn Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 13: Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học

Hướng dẫn Soạn Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 13: Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 13: Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học

Lý thuyết Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 13: Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học

Câu hỏi trang 138 Địa Lí 8: Hãy nêu một số ví dụ về đa dạng sinh học và suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta.

Trả lời:

- Ví dụ 1 (về đa dạng sinh học): Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới với hơn 50.000 loài đã được xác định. Trong đó có nhiều loài thực vật và động vật quý hiếm, như: (thực vật) trầm hương, trắc, sâm Ngọc Linh, gõ đỏ, cẩm lai, vàng tâm,..; (động vật) sao la, voi, bò tót, hươu xạ,…
- Ví dụ 2 (về suy giảm đa dạng sinh học): Nhiều loài động vật ở Việt Nam hiện đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, như: tê giác, voi, hổ,…

Câu hỏi trang 138 Địa Lí 8: Dựa vào các hình 13.1 và 13.2 và thông tin trong bài em hãy chứng minh sinh vật nước ta đa dạng về: thành phần loài, nguồn gen di truyền và hệ sinh thái.

Trả lời:

Đa dạng về thành phần loài và gen di truyền:

- Việt Nam là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới.

- Trong tự nhiên ở nước ta đã phát hiện hơn 50 000 loài sinh vật, trong đó có khoảng 20 000 loài thực vật, 10 500 loài động vật trên cạn. Ngoài ra, còn có rất nhiều loài động vật biển, vỉ sinh vật,...

- Trong mỗi loài lại có số lượng cá thể rất lớn, tạo nên sự đa dạng của nguồn gen di truyền.

Đa dạng về hệ sinh thái:

- Trong hệ sinh thái tự nhiên trên cạn có các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: rừng kín thường xanh, rừng thưa, rừng tre nứa,...

- Một số nơi còn có các hệ sinh thái rừng ôn đới trên núi, trảng cỏ, cây bụi,...

Câu hỏi trang 140 Địa Lí 8: Dựa vào thông tin trong bài em hãy lấy ví dụ chứng minh tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta.

Trả lời:

- Một số ví dụ cho thấy tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta:

+ Ví dụ 1: Năm 1943, Việt Nam có 14.3 triệu ha rừng (chủ yếu là rừng nguyên sinh); đến năm 1983, diện tích rừng giảm xuống còn 7.2 triệu ha; đến năm 2021, tuy diện tích rừng đã tăng lên, đạt 14.8 triệu ha, nhưng phần lớn là rừng thứ sinh và rừng trồng mới.

+ Ví dụ 2: Số lượng các cá thể, các loài sinh vật ở Việt Nam bị suy giảm đáng kể. Nhiều loài thực vật có nguy cơ cạn kiệt, như: đinh, lim, sến, táu,… nhiều loài động vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, như: tê giác, voi, hổ,…

Luyện tập - Vận dụng

Câu 1. Dựa vào bảng số liệu, em hãy nhận xét về sự thay đổi diễn tích rừng của nước ta trong giai đoạn 1943 - 2021. Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó?

Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 13 trang 138, 139, 141

Trả lời

Trong khoảng thời gian từ năm 1943 đến 1983, diện tích rừng của Việt Nam đã bị giảm mạnh từ 14,3 triệu ha xuống còn 7,2 triệu ha do những tác động tiêu cực từ cả thiên nhiên và con người. Trong số đó, diện tích rừng tự nhiên giảm xuống còn 6,8 triệu ha, còn diện tích rừng trồng là 0,4 triệu ha.

Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 1983 đến 2021, tổng diện tích rừng của Việt Nam đã tăng lên từ 7,2 triệu ha lên 14,8 triệu ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên đã tăng từ 6,8 triệu ha lên 10,2 triệu ha và diện tích rừng trồng tăng từ 0,4 triệu ha lên 4,6 triệu ha.

Có thể thấy, trong thời gian này, đã có những biện pháp canh tác hợp lý, bảo vệ và cải tạo rừng có hiệu quả được con người áp dụng, dẫn đến sự cải thiện đáng kể của diện tích rừng tại Việt Nam.

Câu 2. Hãy lên kế hoạch chăm sóc, bảo vệ cây xanh, giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp ở trường học hoặc khu dân cư. Em hãy cùng các bạn hoặc người thân thực hiện kế hoạch đó.

Trả lời

Để chăm sóc và bảo vệ cây xanh, giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp ở trường học hoặc khu dân cư, ta có thể lên kế hoạch như sau:

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng về tầm quan trọng của cây xanh và môi trường trong cuộc sống hàng ngày.

- Thực hiện các hoạt động trồng cây xanh và bảo vệ cây trên diện tích trường học hoặc khu dân cư. Đặc biệt, cần chọn các loại cây phù hợp với điều kiện địa lý và khí hậu để đảm bảo tối đa hiệu quả trong việc phát triển cây xanh.

- Thực hiện các hoạt động thu gom rác thải và xử lý rác thải đúng cách nhằm đảm bảo môi trường xanh - sạch - đẹp. Đồng thời, cần thực hiện các hoạt động phân loại rác thải để tái chế và sử dụng lại rác thải một cách tối ưu.

- Thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái trong khu vực. Điều này bao gồm việc đảm bảo sự đa dạng sinh học của các loài thực vật và động vật trong khu vực.

- Quản lý và kiểm soát việc sử dụng các chất độc hại và đảm bảo rằng các hoạt động trong khu vực không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

- Tổ chức các hoạt động thường xuyên nhằm giáo dục và tạo ra những thói quen tích cực trong cộng đồng để giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp trong khu vực.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Địa lí 8 Chân trời sáng tạo

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 13: Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới.Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 03/03/2023 - Cập nhật : 19/03/2024