logo

Trả lời câu hỏi Địa lí 8 Cánh diều Chủ đề chung 1 (trang 149, 150,...155)

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Địa lí 8 Cánh Diều Chủ đề chung 1 trang 149, 150,...155 Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Chủ đề chung 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long


Câu 1. Hãy hoàn thành bảng thông tin về chế độ nước (mùa lũ, mùa cạn) giữa hệ thống nước sông Hồng và sông Cửu Long theo mẫu sau vào vở ghi bài.

Chế độ nước Sông Hồng Sông Cửu Long
Mùa lũ    
Mùa cạn    

Trả lời:

Chế độ nước Sông Hồng Sông Cửu Long
Mùa lũ - Kéo dài từ tháng 6-10, chiếm 75-80% lượng nước cả năm
- Đỉnh lũ vào tháng 8, chiếm 21% lượng nước cả năm
- Lũ lên nhanh, thất thường và kéo dài.
- Kéo dài từ tháng 7-11
- Đỉnh lũ vào tháng 9, chiếm 75-80% lượng nước cả năm.
- Mùa lũ nước sông tràn bờ, ngập các vùng đất rộng lớn.
Mùa cạn - Từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau
- Cạn nhất vào tháng 3
- Từ tháng 12 hoặc tháng 1 đến tháng 6
- Cạn nhất vào tháng 3 hoặc 4

Câu 2. Hãy cho biết những công trình thể hiện lịch sử chế ngự và thích ứng với chế độ nước của cư dân châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.

Trả lời:

- Những công trình thể hiện lịch sử chế ngự và thích ứng với chế độ nước của cư dân châu thổ sông Hồng: Hệ thống đê sông, đê biển, hệ thống thủy lợi như: mương, rãnh để cung cấp nước cho nông nghiệp.

- những công trình thể hiện lịch sử chế ngự và thích ứng với chế độ nước của cư dân đồng bằng sông Cửu Long: hệ thống kênh, rạch chằng chịt, xây đập ngăn mặn xâm nhập, đa dạng cây trồng vật nuôi, lựa chọn giống mới phù hợp; tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp,…


Câu 3. Tìm hiểu về lợi ích và hạn chế của hệ thống đê sông Hồng.

Trả lời:

- Lợi ích của hệ thống đê sông Hồng: Hệ thống đê điều tại đồng bằng sông Hồng có vai trò quan trọng trong lịch sử và hiện tại: nó giúp hạn chế lũ lụt hàng năm, đặc biệt là vào mùa mưa bão. Đồng thời, hệ thống đê này cũng  mở rộng không ngừng của diện tích đất phù sa về phía biển, tạo điều kiện cho sự phát triển của nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong khu vực này. Điều này đồng thời dẫn đến sự phân bố dân cư đông đúc, làng mạc trù phú trên địa bàn. Ngoài ra, hệ thống đê điều còn giúp bảo tồn nhiều di tích lịch sử và giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.

Soạn Địa lí 8 Cánh Diều Chủ đề chung 1 (trang 149, 150,...155)

- Hạn chế: Hệ thống đê sông và đê biển dài hàng nghìn km trên đồng bằng sông Hồng đã ngăn cản quá trình bồi đắp tự nhiên của vùng đất này, gây ra nhiều ô trũng khép kín và mùa mưa thường bị ngập úng. Những vùng đất trong đê không được bồi đắp phù sa kết hợp với hoạt động canh tác truyền thống, dẫn đến tình trạng thoái hóa nghiêm trọng và vùng đất trở nên bạc màu hàng năm.


Câu 4. Tìm hiểu phương châm “sống chung với lũ" của người dân đồng bằng sông Cửu Long và những lợi ích do dòng sông mang lại.

Trả lời:

Lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long lên chậm, từ từ và phân bố rộng khắp, không tập trung ở vùng ngoài đê như Đồng bằng sông Hồng. Điều này đã tạo ra cơ hội để người dân nơi đây phát triển kinh tế và ổn định cuộc sống. Cụ thể, lũ mang lại nguồn phù sa để canh tác cây trồng, đặc biệt là lúa và hoa màu, giúp cải tạo đất và lấy phù sa cho vùng đê bao khép kín. Ngoài ra, lũ còn cung cấp nguồn thuỷ sản đa dạng cho ngành nuôi trồng thủy sản như tôm, cua, cá,... Do đó, người dân ở đây áp dụng phương châm "sống chung với lũ". Tuy nhiên, việc sống chung với lũ cần chú ý đến việc bảo vệ môi trường và tránh ô nhiễm nguồn nước.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Địa lí 8 Cánh diều

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Địa lí 8 Cánh diều Chủ đề chung 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 15/03/2023 - Cập nhật : 08/08/2023