Hướng dẫn Soạn Địa lí 8 Cánh Diều Bài 12: Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.
Bài 12: Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam
Lý thuyết Địa lí 8 Cánh Diều Bài 12: Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam
Mở đầu trang 144 Địa Lí 8 Cánh diều
Câu hỏi: Việt Nam là quốc gia biển. Tài nguyên và lợi thế do biển mang lại đang là một lợi thế mạnh cho nước ta trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong chiến lược khai thác và sử dụng tài nguyên, nước ta đã và đang rất chú trọng tới việc phát triển bền vững, bảo vệ môi trường biển đảo. Vậy môi trường biển đảo của nước ta có đặc điểm gì? Vùng biển và thềm lục địa nước ta có những tài nguyên nào?
Trả lời:
- Đặc điểm môi trường biển của nước ta:
+ Môi trường biển không thể chia cắt.
+ Môi trường đảo sẽ thay đổi rất nhanh khi có tác động của con người.
- Tài nguyên ở vùng biển và thềm lục địa:
+ Tài nguyên sinh vật.
+ Tài nguyên khoáng sản, muối.
+ Tài nguyên du lịch.
+ Tài nguyên năng lượng biển.
Câu hỏi trang 144 Địa Lí 8 Cánh diều
Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy nêu đặc điểm môi trường biển đảo Việt Nam.
Trả lời:
- Đặc điểm môi trường biển của nước ta:
+ Môi trường biển không thể chia cắt: Môi trường biển không giống như đất liền, rất dễ bị phá vỡ. Các sự cố làm ô nhiễm nước biển rất khó để xử lí, chỉ cần một vùng nước nhỏ bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng nước rộng lớn và khu vực ven bờ cũng như trên các đảo.
+ Môi trường đảo sẽ thay đổi rất nhanh khi có tác động của con người. Đảo thường có diện tích nhỏ, nằm biệt lập với đất liền nên chỉ cần một tác động nhỏ của con người cũng có thể gây ra một chuỗi biến động và phá vỡ cân bằng sinh thái rất nhanh.
Câu hỏi trang 145 Địa Lí 8 Cánh diều
Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy trình bày vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam
Trả lời:
- Bảo vệ môi trường biển đảo là một vấn đề quan trọng, do:
+ Biển đảo có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Biển đảo cung cấp cho con người nhiều nguồn tài nguyên, là cửa ngõ giúp nước ta mở rộng giao lưu với các nước trên thế giới.
+ Nước ta có tới 28/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giáp biển; có tới trên 50 triệu người dân đang sinh sống ở vùng ven biển và hải đảo.
+ Môi trường biển đang bị ô nhiễm; sự đa dạng sinh học bị suy giảm,… do tác động từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của con người và tác động từ biến đổi khí hậu.
- Một số giải pháp để bảo vệ môi trường biển đảo như:
+ Không trực tiếp xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường biển.
+ Khai thác và sử dụng hợp lí, hiệu quả các nguồn tài nguyên biển.
+ Phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển.
+ Tham gia các hoạt động làm sạch bờ biển, giữ gìn môi trường sinh thái,... nhằm giảm thiểu sự suy thoái, ô nhiễm.
+ Đấu tranh với các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển đảo trái với quy định của pháp luật.
+ Rèn luyện kĩ năng để thích ứng với các thiên tai và sự cố xảy ra trong vùng biển đảo.
Câu hỏi trang 147 Địa Lí 8 Cánh diều
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 12.1 đến 12.3, hãy trình bày về các tài nguyên biển đảo và thềm lục địa Việt Nam.
Trả lời:
- Tài nguyên sinh vật:
+ Sinh vật biển của nước ta rất phong phú, thành phần loài đa dạng, nhiều loài quý hiếm, nhiều loài có giá trị kinh tế cao.
+ Việt Nam còn có diện tích rừng ngập mặn đứng thứ hai trên thế giới; đây là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật.
- Tài nguyên khoáng sản
+ Nước ta có tài nguyên dầu mỏ và khí đốt với trữ lượng khá lớn ở thềm lục địa, đặc biệt là thềm lục địa phía nam.
+ Ven biển Việt Nam còn có ti-tan, cát,.. là nguyên liệu cho các ngành sản xuất vật liệu, công nghiệp và xây dựng.
+ Vùng biển nước ta có nguồn muối dồi dào, đặc biệt là vùng ven biển Nam Trung bộ.
- Tài nguyên năng lượng biển: Vùng biển nước ta còn có tiềm năng năng lượng lớn từ thuỷ triều, sóng, gió,... đặc biệt là năng lượng từ băng cháy.
=> Nguồn tài nguyên biển đảo và thềm lục địa của nước ta rất phong phú, đã và đang được khai thác để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam cần có những giải pháp hợp lí để khai thác hiệu quả các tài nguyên của vùng biển đảo mà vẫn bảo vệ được môi trường.
- Tài nguyên du lịch: Bờ biển dài, nhiều bãi cát, vịnh, hang động đẹp, nước biển trong xanh,... hệ sinh thái biển, đảo đa dạng, phong phú => điều kiện thuận lợi phát triển du lịch biển. Một số địa điểm thu hút khấch du lịch: vịnh Hạ Long, Mũi Né, Côn Đảo, Phú Quốc,...
Luyện tập và Vận dụng
Câu hỏi 1: Lập sơ đồ thể hiện các tài nguyên biển đảo và thềm lục địa của nước ta.
Trả lời:
Câu hỏi 2: Nguyên nhân nào dẫn tới hiện tượng ô nhiễm môi trường nước biển.
Trả lời:
Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển có thể xuất phát từ tự nhiên hoặc do hoạt động của con người.
- Nguyên nhân từ tự nhiên:
+ Núi lửa phun trào là một trong những nguyên nhân tiềm tàng gây ra ô nhiễm biển. Khi núi lửa phun trào, các nham, bụi bẩn và tàn tro rơi xuống biển làm tăng độ ô nhiễm của nước. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hiếm khi xảy ra trường hợp này, khác với các nước trên thế giới như Nhật Bản, nơi núi lửa phun trào xảy ra thường xuyên.
+ Một nguyên nhân tự nhiên khác gây ra ô nhiễm môi trường biển là quá trình hòa tan muối khoáng. Theo thời gian, nước biển sẽ hòa tan muối khoáng và các mỏ kim loại, dẫn đến tăng nồng độ tạp chất trong nước. Đây là một nguyên nhân tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường biển.
+ Thủy triều đỏ là một tình trạng xảy ra khi dòng chảy của biển không có sự lưu thông, dẫn đến tăng nồng độ dinh dưỡng trong nước và khiến cho tảo phát triển nhanh chóng. Điều này gây ảnh hưởng tới các loài sinh vật thủy sinh và làm ô nhiễm môi trường. Thủy triều đỏ thường xảy ra khi chất thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ được xả thải ra môi trường biển, khiến cho tảo đồng loạt sinh trưởng.
- Nguyên nhân từ con người:
+ Nước thải sinh hoạt và công nghiệp không được xử lý đúng cách, rác thải trực tiếp xả ra môi trường là một trong những nguyên nhân chính.
+ Hoạt động khai thác dầu, vận chuyển và giao thông đường biển cũng góp phần đẩy dầu tràn lên mặt biển. Dầu không tan trong nước, khó xử lý và có thể cản trở quá trình hấp thụ oxy của sinh vật biển.
+ Đánh bắt hải sản trái phép bằng thuốc nổ, điện khiến các loài sinh vật biển chết hàng loạt gây ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước.
Câu hỏi 3: Hãy tìm hiểu về một trong các nguồn tài nguyên biển đảo của nước ta và việc khai thác nguồn tài nguyên này.
Trả lời:
Tìm hiểu về những rạn san hô ở vùng biển Việt Nam.
Việt Nam có điều kiện rất tốt để phát triển rạn san hô, nhưng hiện tình trạng của chúng là rất tồi tệ. Hơn 90% rạn san hô ở Việt Nam đã bị hủy hoại nghiêm trọng, do khai thác du lịch, xây dựng, biến đổi khí hậu toàn cầu và hành vi khai thác của con người. Trong năm 2020, Việt Nam và khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương đã mất phân nửa diện tích san hô do hiện tượng tẩy trắng hàng loạt. Tốc độ hủy hoại của con người đang chiếm từ 60 đến 70%, khiến tất cả các diện tích san hô của Việt Nam đều bị thu hẹp từng ngày. Mặc dù san hô có khả năng phục hồi, nhưng tốc độ hủy hoại của con người vẫn nhanh hơn, đặc biệt là khi các hoạt động xây dựng và khai thác thủy hải sản tiếp tục gây ô nhiễm và chất thải. Việc bảo vệ và tái tạo rạn san hô là một nhiệm vụ cấp bách để giữ gìn nguồn tài nguyên biển quý giá của Việt Nam.
>>> Xem toàn bộ: Soạn Địa lí 8 Cánh diều
-------------------------------------
Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Địa lí 8 Cánh diều Bài 12: Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!