logo

Dàn ý thuyết trình về Đền Hùng (ngắn gọn)

Chắc hẳn ai là con dân Việt Nam, ngay từ khi còn bé đều nghe đến câu ca dao: "Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba." Để tưởng nhớ công ơn dựng nước của các vua Hùng, các thế hệ của dân tộc ta trải qua bao đời đã cùng nhau xây nên Đền Hùng. Các bạn hãy đến với bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về Đền Hùng nhé.


Dàn ý thuyết trình về Đền Hùng - Mẫu 1

Dàn ý thuyết trình về Đền Hùng (ngắn gọn)

a. Mở bài:

Dân tộc Việt Nam ta đã trải qua hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, với biết bao thế hệ anh hùng đi trước cần được chúng ta tôn vinh, biết ơn. Đứng đầu trong danh sách đó phải kể đến những đời vua Hùng, được coi như tổ tiên của dân tộc Việt Nam ta, có công lập nước và giữ nước những thuở đầu khai sinh. Để tưởng nhớ tới công lao của những vị vua Hùng đáng kính, những thế hệ sau đã cùng nhau xây dựng nên Đền Hùng, một nơi linh thiêng để bày tỏ sự kính trọng, biết ơn của con cháu tới vua Hùng.

b. Thân bài:

- Vị trí của Đền Hùng: 

+ Trước đây là Phong Châu, Văn Lang

+ Hiện nay vẫn tại vị trí đó, nhưng đổi tên là núi Hùng (núi Cả), thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

- Tổng thể Đền Hùng: Được xây dựng bắt đầu từ thời Đinh Tiên Hoàng, có 4 đền chính, ngoài ra còn có thêm một lăng vua và một chùa trong đó, theo chiều từ dưới lên trên, các công trình lần lượt như sau:

+ Đền Hạ: Không xác định được chính xác thời gian xây dựng, chỉ biết là nó được xây dựng trong thế kỉ XVII-XVIII. Nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng trong truyền thuyết con rồng cháu tiên. Và vua Hùng đầu tiên là người con trai lớn nhất của Âu Cơ với Lạc Long Quân. Đền có giếng được gọi là Mắt Rồng, nơi mẹ Âu Cơ ấp trứng. Và đền được thiết kế hình chữ Nhị, cổ kính và trang nghiêm.

+ Ngay cạnh đền Hạ là chùa Thiên Quang, được xây dựng trong thời nhà Trần. Chùa theo phái Đại thừa và đã tồn tại đến nay gần 800 năm rồi.

+ Đền Trung: Nơi đây gắn với sự tích bánh chưng, bánh dày. Đây là hai loại bánh do Lang Liêu, vua Hùng thứ bảy làm ra. Tại Đền Trung, vua cha đã truyền ngôi cho Lang Liêu. Ngôi đền này có hình chữ nhật và cũng được thiết kế rất công phu, mang nét đẹp cổ kính.

+ Đền Thượng: Ngôi đền cao nhất, nằm ở đỉnh núi Hùng. Ở đây theo truyền thuyết phát hiện được vỏ chấu khổng lồ nên thờ thần Lúa. Thể hiện ước mơ của nhân dân ta, mong muốn có mùa màng bội thu và cuộc sống sung túc. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã cầu trời cho nước ta có nhiều người tài để đánh đuổi giặc Ân, bảo vệ đất nước.Ngoài ra trong đền còn có cột đá thề và lăng Hùng Vương, nơi chôn cất vua Hùng thứ 6.

+ Trong Đền Hùng còn có Đền Giếng, thờ hai công chúa con vua Hùng, dạy dân trị thuỷ, trồng lúa, cũng như hai nàng hay soi gương, chải tóc ở đây.

+ Bên cạnh bốn đền chính, Đền Hùng còn có Đền thờ Tổ mẫu Âu Cơ và Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân. Hai ngôi đền này chỉ vừa mới được xây dựng và hoàn thành hơn mười năm nay.

=> Đền Hùng chính là nơi thể hiện một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ đời này qua đời khác chính là truyền thống "Uống nước, nhớ nguồn". Con cháu của dân tộc Việt Nam sẽ mãi mãi khắc ghi những công lao to lớn của cha ông đi trước.

c. Kết bài:

Khẳng định lại giá trị của Đền Hùng đối với đất nước ta.


Dàn ý thuyết trình về Đền Hùng - Mẫu 2

Dàn ý thuyết trình về Đền Hùng (ngắn gọn)

a. Mở bài:

Giới thiệu chung về Đền Hùng

b. Thân bài:

- Vị trí của Đền Hùng: Thuộc núi Hùng, thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Xưa kia đây là kinh đô của nước Âu Lạc, nước ta thuở khai sinh.

- Đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng gồm những phần sau:

+ Đền Hạ: Theo nhân dân ta truyền lại, nơi đây mẹ Âu Cơ đã sinh ra bọc trăm trứng. Vua Hùng thứ nhất là con trai cả của Âu Cơ và Lạc Long Quân. Trong đền có có Giếng Rồng, nơi ấp bọc trăm trứng. 

+ Đền Trung: nơi vua Hùng thứ 7, Lang Liêu được vua cha truyền ngôi cho, gắn với sự tích bánh chưng, bánh dày.

+ Đền Thượng: Đền cao nhất nằm trên núi Hùng. Vua Hùng thứ 6 đã ở đây cầu trời cho nước ta có nhân tài đánh đuổi giặc Ân. Nơi đây còn là lăng của chính vua Hùng thứ 6.

+ Đền Giếng là nơi thờ hai công chúa con vua Hùng, hay giúp đỡ nhân dân.

+ Ngoài ra, nơi đây còn có Đền thờ Tổ mẫu Âu Cơ và Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân.

+ Năm 2012, tín ngưỡng văn hoá thờ Hùng Vương đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.

c. Kết bài: 

Khái quát lại Đền Hùng

>>> Tham khảo: Thuyết minh về lễ hội đền Hùng lớp 6

Trên đây Toploigiai đã mang đến cho các bạn những mẫu Dàn ý thuyết trình về Đền Hùng. Đây là một nơi linh thiêng, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta tự bao đời đến nay.

icon-date
Xuất bản : 13/01/2023 - Cập nhật : 03/07/2023