logo

Dàn ý phân tích bài Bến quê

Khi tận hưởng một bức tranh chân dung, tĩnh vật, hay phong cảnh của người họa sĩ với sự trầm trồ ngợi khen, bạn có biết rằng để cho ra một sản phẩm như thế không phải chỉ có đôi tay tỉ mỉ, khéo léo là được mà là không được bỏ qua bước phát thảo, chia bố cục cân đối. Vậy thì một bài làm văn cũng thế, công đoạn lập dàn ý sẽ là khâu nằm sau bước đọc đề, phân tích đề, nó sẽ giúp bạn định hình lại các luận điểm chính của bài nhằm đảm bảo sự đủ ý, rút ngắn thời gian trong việc bế tắc ý, ngắt quãng cảm xúc. Tham khảo dàn ý bên dưới đây về truyện ngắn Bến quê sẽ giúp các bạn hiểu cặn kẽ về hướng viết, triển khai ý cho bài làm của mình nhé.

Dàn ý phân tích bài Bến quê | Văn mẫu 9 hay nhất

Mở bài Dàn ý phân tích bài Bến quê

Giới thiệu về truyện ngắn Bến quê và tác giả Nguyễn Minh Châu

- Nguyễn Minh Châu từng được Nguyên Ngọc nhận xét là người mở đường cho nền văn học Việt Nam những năm khi đất nước bước vào giai đoạn đổi mới “tinh anh và tài năng nhất”. Ông là một cây bút phải công nhận là rất xuất sắc trong cách thiết kế nội dung cho đến việc sử dụng từ ngữ, nghệ thuật...

- Truyện ngắn Bến quê là một tác phẩm tiêu biểu ghi đậm dấu ấn của tác giả trong lòng người tiếp nhận với cốt truyện thú vị, triết lí gửi gắm sâu sắc, mang tính hiện thực, thế sự.


Thân bài Dàn ý phân tích bài Bến quê

Hoàn cảnh ra đời

- Truyện ngắn được sáng tác vào năm 1985, in trong tập truyện cùng tên của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

- Truyện ngắn là cánh nhìn, khám phá sâu sắc của nhà văn về nội tâm, thế giới bên trong của con người với rất nhiều sự mâu thuẫn, nghịch lý. Qua đó là những triết lí sống được ông nhìn nhận, gửi gắm đến đọc giả.

Khung cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của nhân vật Nhĩ khi nằm trên giường bệnh

- Nằm trên giường bệnh, Nhĩ lúc này nhìn moị cảnh vật qua khung cửa sổ của căn phòng mình đầy suy nghĩ hiện lên. Đó là buổi sáng chớm đầu thu, cảnh vật thu gọn trong ánh mắt của Nhĩ từ ra mờ đến gần, đa chiều cả về độ sâu lẫn độ rộng. Cụ thể là hình ảnh của những bông hoa bằng lăng ngay cửa sổ căn phòng phóng xa tầm mắt đến con sông Hồng trong màu đỏ nhàn nhạt rồi đến tận bãi bồi phía đầu bên kia sông xa tít.

- Nhĩ đặt vào cảnh vật không chỉ là nhìn mà cảm nhận sâu sắc, tinh tế. Dù đó là khung cảnh ngay phía sau cánh cửa sổ căn phòng của chính mình nhưng với Nhĩ nó dường như là lần đầu tiên nhìn thấy, mọi thứ trở nên lạ lẫm, Nhĩ bừng tĩnh trước sự giàu có của vẻ đẹp.

Cảm nhận về nhân vật Liên

- Bình thường khi cuộc sống vẫn diễn ra Nhĩ không quan tâm, chợt hôm nay Nhĩ mới cảm nhận Liên – người bên cạnh chăm sóc mình đang “mặc tấm áp vá”, khi Liên vuốt ve đôi vai mình, Nhĩ mới cảm nhận được “những ngón tay gầy guộc âu âu yếm”. Lúc này Nhĩ thấm được tình yêu thương chân thành, chung thủy của người vợ dành cho mình.

- Những ngày khỏe mạnh, Nhĩ tự lo cho bản thân mình thì anh dường như chẳng để ý đến những gì đang diễn ra xung quanh mình, nhưng ngay những ngày ốm nặng, cận kề với sự ra đi thì Nhĩ lại cảm nhận sâu hơn, rõ hơn về mọi thứ quanh mình. Cụ thể “cũng như cánh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hy sinh từ bao đời xưa, và cũng chính nhờ có điều đó mà sau những ngày tháng bôn tẩu tìm kiếm... Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này.”

Cảm nhận về chính bản thân mình

- Thời gian có nhiều trước đây, cơ thể khỏe mạnh Nhĩ chẳng bao giờ suy nghĩ rằng mình sẽ muốn đến bên kia bãi bồi, cảm nhận thấy cảnh thiên nhiên đẹp hay thấu được nỗi hy sinh của người vợ thì đến giờ anh cảm nhận mọi thứ sâu sắc đầy nuối tiếc, uất nghẹn.

- Buổi sáng hôm ấy, nhìn qua lăng cửa sổ phòng mình Nhĩ nhận ra vẻ đẹp của khung cảnh quanh mình thật bình dị và gần gũi đến lạ lùng. Tuy nhiên còn lạ hơn với một người như Nhĩ “đã từng đi không sót một xó xỉnh nào trên trái đất như Nhĩ, cái boừ bên kia sông Hồng ngay trước cửa nhà mình lại là một chân trời gần gũi mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến”. Lúc này Nhĩ khao khát mãnh liệt được đến bên kia bãi bồi.

→ Ở đây hiện lên một triết lí sâu sắc, đánh thức con người về mọi thứ quanh ta dù là lớn hay nhỏ, quan trọng hay không nó đều mang một giá trị của riêng nó. Khi sống cần biết trân trọng, hưởng trọn vẹn từng giây phút thay vì chỉ chăm chú đến những thứ kì vĩ, lớn lao mà vô tình với những điều nhỏ bé. Và chính sự nhận thức của Nhĩ đã tìm đến nhưng tiếc rằng nó đến khi con người từng trải, đang ở cái ngưỡng sắp rời xa cuộc đời, đã thấm đượm bao đắng cay, buồn vui của cuộc đời. Sự nhận thức khiến Nhĩ nuối tiếc nhìn xa xăm...

+ Nhĩ gửi gắm niềm hy vọng vào người con trai ước muốn của mình, đứa con thực hiện một cách vô cảm, đầy miễn cưỡng vì bản thân cậu không hiểu được khát khao của bố. Nhĩ mới chiêm nghiệm “Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái vòng vèo hoặc chùng chình".

+ Hành động cuối truyện của Nhĩ là một sự thúc giục, khẩn thiết nhờ vả nơi một người nào đó thực hiện ước nguyện giúp mình...


Kết bài Dàn ý phân tích bài Bến quê

- Nhận vật Nhĩ được xây dựng rất thực, chuyển tải đầy đủ nội tâm của nhân vật.

- Một tác phẩm truyện ngắn đầy nhân văn, triết lí nhân sinh sâu sắc.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 01/05/2021