logo

Dàn ý phân tích bài thơ Viếng lăng Bác

Làm văn cũng giống như việc xây dựng một căn nhà, để có một ngôi nhà vững chắc, tinh tế thì cần phải có một bản phác thảo kiến trúc trước khi thi công và theo đó để xây dựng theo từng bước. Đối với một bài văn cũng vậy, bản thiết kế nội dung, các ý chính hay gọi là dàn ý luôn là bộ xương nâng đỡ, định hướng vững chắc cho một bài văn. Viếng lăng Bác hay bất kì một bài làm văn nào cũng cần bước lập dàn ý. Để làm văn dễ dàng, đảm bảo ý, thả trọn cảm xúc thì cùng đến với một dàn ý tham khảo bên dưới đây về bài thơ Viếng lăng Bác các bạn nhé.

Dàn ý phân tích bài thơ Viếng lăng Bác | Văn mẫu 9 hay nhất

Mở bài Dàn ý phân tích bài thơ Viếng lăng Bác

- Đôi lời giới thiệu về tác giả Viễn Phương

- Bài thơ Viếng lăng Bác: xuyên suốt bài thơ là lời tự sự đầy chất trữ tình của nhà thơ khi đặt niềm kính yêu, tôn trọng sâu sắc đến chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại khi tác giả cùng dòng người vào thăm lăng của Bác.


Thân bài Dàn ý phân tích bài thơ Viếng lăng Bác

Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được Viễn Phương sáng tác vào tháng 4 năm 1976, đây là thời điểm miền Nam nước ta được giả phóng, đất nước thống nhất sau một năm. Cùng lúc này lăng của người lãnh tụ vĩ đại mang tên Hồ Chí Minh đã hoàn thành. Tác giả khi đó hòa chung cùng dòng người, nhân dân cả nước vào thăm Bác – đây là mong ước của đứa con miền Nam với nhiều năm hoạt động ở chiến trường Nam Bộ mong mỏi một lần thăm Bác, đấy là lúc nhà thơ thực hiện được ước nguyện.

- Bài thơ là toàn bộ cảm xúc chân thành, kính trọng của tác giả

- Bài thơ được in trong tập “Như mây mùa xuân” (1978)

Khổ thơ 1:

Cảm xúc trước đoàn người vào lăng Bác

- Một người con đất Việt từ phương Nam xa xôi, bao năm cách biệt ngoài chiến trường, một sự xa cách cả về không gian lẫn thời gian thì nay, ngay tại giờ phút này được trở về bên Bác, gặp Bác với cảm xúc bùi ngùi rất khó tả

+ “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”: mở đầu khổ thơ là một lời chào, lời giới thiệu, cũng là lời thông báo xúc tích, ngắn gọn nhưng chứa đựng bao cảm xúc, sự chân thành sâu đậm của tác giả.

+ Việc tác giả sử dụng nơi chốn Miền Nam trong câu này không đơn giản là để nói ề khoảng cách xa xôi, cũng không chỉ là ngưỡng mộ vĩ nhân là Bác mà còn là người con tìm về với cội nguồn, gốc rễ sau nhiều năm xa cách. Sự tìm về báo tin chiến thắng với Bác, mong được vỗ về trong lời khen, vòng tay ấm áp của Bác.

- Thông thường khi đến với người đã khuất sẽ thường dùng từ “viếng” nhưng ở đoạn đầu này là “thăm”: dụng ý của nhà thơ, trước hết tác giả muốn tìm về với Bác, với quê hương để thăm hỏi, trò chuyện, báo tin, vì tác giả lúc này luôn coi Bác mãi ở đó, sống trong tim nhà thơ. ®Một cách nói giảm nói tránh rất hay, từ ngữ “con, Bác”, cách xưng hô của nhà thơ khiến người nghẹn ngào, cảm nhận được tình cảm của nhà thơ dành cho Bác, cho quê hương...

- Hình ảnh nhà thơ chú ý đến là những hàng tre xanh thân thiết, một biểu tượng theo cùng bao tháng năm chiến đấu, dù thời bình hay thời chiến của nhân dân ta.

Khổ thơ 2:

Đứng trước lăng Bác, nhà thơ trào dâng bao nỗi niềm xúc cảm

- Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng”: một hình ảnh thiên nhiên, tạo hóa rất thực.

- “Mặt trời trong lăng rất đỏ”: ẩn dụ về Bác. Đó là tác giả công nhận sự vĩ đại, vĩnh hằng của Bác, nguồn cội của sự sống, Bác là ánh sáng của nhân dân và của nhà thơ.

- Hình ảnh dòng người đi đầy xúc động, “tràng hoa” là một sự ẩn dụ tiếp theo để nói về mỗi người đứng chờ vào lăng bác kết thành một vòng hoa thắm tươi, bất tận dành đến Bác.

⇒ Một sự thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả với Bác.

Soạn bài: Viếng lăng Bác

Khổ thơ 3:

Bước chân vào lăng Bác, nhà thơ thể hiện những cảm xúc của mình.

- Đứng trước Bác một sự lan tỏa hơi ấm, gần gũi như Bác đang nhìn tác giả, nhà thơ cảm nhận Bác đang rất an yên trong giấc ngủ, thanh thản

- Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” là một cách nói ngợi ca về tâm hồn thanh cao, lối sống đẹp, thuần khiết của Bác trong mọi hoàn cảnh, dù là trong lao, chiến trường hay cả giấc ngủ ngàn thu của Người. ⇒ Sự tưởng tượng một cách hợp lí này cho thấy phải thật kính trọng, thấu hiểu về Bác của tác giả mới vẽ nên những vầng thơ đẹp như thế.

- Dù tác giả khẳng định “trời xanh là mãi mãi”, sự vĩnh hằng, hình ảnh của Bác luôn trong tim mọi người nhưng không thể giấu đi niềm xúc động khi Bác, sự uất nghẹn, nhói đau thể hiện trong vầng thơ của tác giả và trong lòng người dân Việt Nam.

Khổ thơ cuối:

nhà thơ lưu luyến trước giờ phút chia tay lăng Bác ra về

- Tác giả nguyện hòa mình làm “con chim hót quanh lăng Bác”, “cây tre trung hiếu chốn này”, “đóa hoa tỏa hương” để có thể mãi bên Bác

- Một ước muốn thể hiện sự chân thành, tâm trạng luyến tiếc, nhớ thương đến Bác.


Kết bài Dàn ý phân tích bài thơ Viếng lăng Bác

- Giọng văn trang trọng, thành kính, từ ngữ, hình ảnh ẩn dụ rất chân thật, thân thuộc.

- Bài thơ là tiếng lòng của người con dành đến cho Bác, cho quê hương sau chuyến trở về thăm quê hương, thăm lăng Bác.

Các bài viết liên quan:

Tác giả - Tác phẩm: Viếng lăng bác (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)

Soạn bài: Viếng lăng Bác (ngắn nhất)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 01/05/2021