logo

Công thức hóa học của bia

Bia là đồ uống giải khát không còn xa lạ gì với mỗi chúng ta. Tuy nhiên, công thức hóa học của bia là gì thì ít ai để ý đến. Cũng như rượu thì bia cũng là đồ uống có cồn, thành phần chính trong bia là etanol. Cùng Toploigiai tìm hiểu chi tiết hơn về etanol và bia trong bài viết dưới đây nhé!


1. Bia là gì?

Bia là loại đồ uống có cồn có nguồn gốc từ rất lâu đời. Theo lịch sử ghi chép, bia có niên đại ít nhất từ thiên niên kỉ thử 5 TCN ở Ai Cập vổ đại và Lưỡng Hà.

Bia được sản xuất bằng quá trình lên men đường trong môi trường lỏng và không được chưng cất sau khi lên men. Các hỗn hợp là nguyên liệu để sản xuất bia gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước.

Công thức hóa học của bia chinh xác nhất

Quá trình sản xuất bia thường được gọi với cái tên là nấu bia. Do các thành phần khác nhau nên quy trình nấu bia cũng có sự khác biệt nhưng điểm chung vẫn là sản xuất bằng quá trình lên men đường trong môi trường lỏng và không được chưng cất sau khi lên men. Hay nói cách khác bia là đồ uống giải khát có độ cồn thấp, có bọt mịn xốp và mang hương vị đặc trưng.


2. Công thức hóa học của bia

Như đã nói ở trên, bia là đồ uống có cồn (etanol) nên công thức hóa học của bia sẽ có chứa nhóm etanol. 

Etanol một hợp chất hữu cơ thuộc nhóm ancol no nằm trong dãy đồng đẳng của CH3OH có công thức hóa học là CH3-CH2-OH. Gồm một nhóm etyl CH3-CH2- liên kết với một nhóm hidroxyl (–OH). Công thức chung là R-OH

- Trong đó:

+ R là hidrocacbon: có thể no hay không no

Ví dụ:

CH3OH

CH3-CH2-OH

CH2=CH-CH2-OH

+ R: là nhánh của aren (chứa C6H5-CH2-)

C6H5-CH2-OH

Do bia có chứa thành phần chính là nước, lúa mạch đã mạch nha hóa, hoa bia và men bia. Ngoài ra còn có các chất tạo mùi vị và phụ gia (như lúa, gạo,…) nên ngoài công thức chính chứa etanol ra thì bia còn chứa rất nhiều công thức hóa học khác tạo nên hương vị đặc trưng của mỗi loại bia.


3. Các loại bia phổ biến

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bia, mỗi hãng lại có một dòng bia mang đặc trưng khác nhau. Để xác định loại bia, người ta thường dựa vào men bia sử dụng trong quá trình lên men. Thông thường, kiểu bia được chia thành 2 loại lớn là ale (sử dụng lên men nổi) hoặc larger (sử dụng lên men chìm). Khi 2 loại này pha trộn với nhau sẽ tạo ra loại bia lai. 

- Bia Ale: loại bia này được lên men ở nhiệt độ khoảng 15-23oC. Với nhiệt độ này các men bia ale sẽ tạo ra một lượng đáng kể các este, kết hợp với các hương liệu và chất tạo mùi sẽ tạo ra loại bia có mùi vị hoa quả.

- Bia Larger: Đây là loại bia phổ biến được yêu thích và tiêu thụ nhiều nhất thế giới có nguồn gốc từ Trung Âu. Bia larger được lên men ở nhiệt độ 7-12oC gọi là pha lên men. Sau đó sẽ được lên men thứ cấp lâu hơn ở nhiệt độ 0-4oC gọi là pha larger hóa. Nhờ lên men lạnh và bảo quản lạnh nên hạn chế khả năng tạo ra các este. Đồng thời, khi kết hợp với hương liệu và phụ gia sẽ giúp bia larger có hương vị khô và lạnh.

- Bia lai (bia hỗn hợp): Đây là loại bia lai giữa bia Ale và bia Larger. Hương vị của loại bia này cũng sẽ mang hương vị pha trộn.

---------------------

Trên đây Toploigiai vừa giúp bạn tìm hiểu công thức hóa học của bia. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 01/11/2022 - Cập nhật : 01/11/2022