logo

Cơ sở tồn tại của tôn giáo là gì?

Tôn giáo là niềm tin của con người với một hệ thống quan niệm và hoạt động nào đó. Hệ thống này có thể bao gồm đối tượng được tôn thờ, những lễ nghi, luật lệ. Nhưng tôn giáo không tồn tại trên niềm tin mà cơ sở tồn tại của tôn giáo là tồn tại xã hội. Vì sao lại vây? Toploigiai sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn trong phần tiếp theo của bài viết này.


Cơ sở tồn tại của tôn giáo là gì?

A. Nhận thức của con người đối với thế giới khách quan

B. Niềm tin của con người

C. Sự tưởng tượng của con người

D. Tồn tại xã hội

Trả lời

Đáp án đúng: D. Tồn tại xã hội

Cơ sở tồn tại của tôn giáo là Tồn tại xã hội


Giải thích lý do chọn đáp án D

Ở Việt Nam, tôn giáo được coi là một quyền. Mọi công dân có quyền tự do tôn giáo tự do tín ngưỡng. Điều này đã được thể hiện bằng việc thông qua  Luật tín ngưỡng, tôn giáo vào ngày 18/11/2016. Tôn giáo được xây dựng từ những niềm tin của con người, nhưng đây lại không phải là cơ sở tồn tại của tôn giáo. Cơ sở tồn tại của tôn giáo là Tồn tại xã hội. Tại sao lại nói như vậy?

Khi xem xét trên khía cạnh duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, C. Mác đã chỉ ra rằng tôn giáo gắn liền với những cơ sở trần tục. Những cơ sở này có thể hiểu là nhà nước và xã hội, là những yếu tố vật chất và tinh thần gắn liền với cuộc sống của con người. Sâu xa hơn là sự hình thành mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên. Nhờ có mối quan hệ này mà các lực lượng tự nhiên và xã hội mang tính siêu tự nhiên. Con người đã tự ý thức và tự tri giác nhưng chưa tìm thấy bản thân mình. Khi này tôn giáo sẽ như một mặt ảo tưởng để con người có niềm tin để dựa vào đó. 

Cơ sở tồn tại của tôn giáo là Tồn tại xã hội

Khi xem xét về Tôn giáo, C. Mác không bao giờ tách rời tôn giáo khỏi xã hội hiện thực. Ông cho rằng tôn giáo sẽ chỉ mất đi khi mối quan hệ giữa người với người hoặc con người với tự nhiên được giải quyết hợp lý. Nếu không tôn giáo vẫn luôn tồn tại. 

Ông cũng cho rằng ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội. Nhờ tồn tại xã hội mà sẽ quyết định được ý thức. Tuy rằng có tính độc lập nhưng xét cho đến cùng, mọi việc đều xuất phát từ nguồn gốc vật chất. Chính bởi vậy tôn giáo cũng được coi như hình thái ý thức xã hội.

Sau này Ăngghen cũng đã phát triển và làm rõ quan điểm này hơn. Ông cho rằng tôn giáo tồn tại từ xa xưa, là sự hạn chế về nhận thức của con người trong xã hội xung quanh. Đến sau này khi nhận thức được phát triển, xuất hiện sự áp bức bóc lột thì tôn giáo xuất hiện rõ nét hơn. Chính bởi vậy khi xã hội còn tồn tại thì tôn giáo cũng sẽ tồn tại. 

>>> Tham khảo: Thời trung đại, tôn giáo nào ở Châu Âu đã chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội?

--------------------

Những thông tin về Cơ sở tồn tại của tôn giáo là gì đã được Toploigiai chia sẻ đến bạn trong bài viết. Chúc bạn sẽ có được thông tin hữu ích cho quá trình học tập và tìm hiểu về tôn giáo của mình.

icon-date
Xuất bản : 13/11/2022 - Cập nhật : 04/07/2023