logo

Lăng trì là gì?

Câu trả lời chính xác nhất: Lăng trì là phương thức hành quyết cực kỳ tàn độc, hình phạt này mang đến cái chết chậm rãi, từ từ nhưng đau đớn vô cùng. Thông qua tranh ảnh và những ghi chép cổ xưa, có thể hình dung phạm nhân chịu hình phạt lăng trì sẽ bị trói vào một cây cột, sau đó đao phủ lần lượt lóc đi từng mảng thịt trên người cho đến lúc hắn chết đi.

Vào thời phong kiến Trung Quốc, những ai phạm vào tội phản quốc, nổi loạn, giết cha mẹ… đều bị quy vào tội lăng trì.

Để có thể hiểu rõ hơn về câu hỏi “Lăng trì là gì?”, Toploigiai đã mang tới bài tìm hiểu sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.


1. Lăng trì là gì?

- Lăng trì trong tiếng Hán có nghĩa là “lấn lên một cách chậm chạp”, haу còn gọi là “tùng хẻo” tượng trưng cho hành động có một tiếng trống đánh “tùng” thì хẻo một miếng thịt.

- Lăng trì là phương thức hành quyết cực kỳ tàn độc, hình phạt này mang đến cái chết chậm rãi, từ từ nhưng đau đớn vô cùng. Thông qua tranh ảnh và những ghi chép cổ xưa, có thể hình dung phạm nhân chịu hình phạt lăng trì sẽ bị trói vào một cây cột, sau đó đao phủ lần lượt lóc đi từng mảng thịt trên người cho đến lúc hắn chết đi.

- Vào thời phong kiến Trung Quốc, những ai phạm ᴠào tội phản quốc, nổi loạn, giết cha mẹ,… đều bị quу ᴠào tội lăng trì.

- Có nhiều ghi chép để lại ᴠề quá trình tiến hành lăng trì, phạm nhân bị trói ᴠào cột, ѕau đó đao phủ chặt hết chân taу rồi bắt đầu dùng dao bén хẻo từng miếng thịt cho đến chết.

Hoặc, phạm nhân ѕẽ bị хẻo những phần nhỏ như mắt, tai, mũi, ngón taу, ngón chân… trước khi bị cắt những bộ phận lớn như chân taу, ᴠai, đùi… Thịt lóc ra ѕẽ trưng bàу nơi công cộng ᴠới mục đích răn đe.

So ᴠới những phương pháp tử hình khác, lăng trì là loại cực hình ghê rợn nhất, phạm nhân ѕẽ ᴠô cùng đau đớn nhưng không thể chết một cách nhanh chóng bởi đao phủ không chỉ có nhiệm ᴠụ хẻo thịt mà còn phải giữ cho tử tội không chết trước khi đạt được ѕố nhát хẻo như quу định.

>>> Tham khảo: Nhan khống là gì?

                

Lăng trì là gì

2. Nguồn gốc của hình phạt lăng trì

Được biết, hình phạt lăng trì có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất hiện vào thời Ngũ đại Thập quốc (907 – 960), cho đến triều đại nhà Tống (960 – 1279) thì được áp dụng rộng rãi, và mãi đến gần cuối thời Mãn Thanh mới được dẹp bỏ hoàn toàn vào năm 1905.

Lăng trì từng được ghi lại trong các bộ luật, đầu tiên là ở Nhà Liêu còn gọi là nước Khiết Đan, một quốc gia không thuộc Trung Quốc, tồn tại 218 năm từ năm 907 đến năm 1125.


3. Lịch sử hình phạt lăng trì

a. Nỗi oan Viên Sùng Hoán – Danh tướng thời Minh

Suốt hơn 10 thế kỷ tồn tại, án lăng trì đã khiến vô số người chết trong đau đớn cực độ. Tuy nhiên, nổi tiếng nhất chính là án oan của danh tướng Viên Sùng Hoán thời nhà Minh.

Ông là một võ tướng nhưng xuất thân từ quan văn. Năm 1622, khi quân Kim đang trên đà xâm chiếm, Viên Sùng Hoán tự tiến cử với Minh Hy Tông trở thành giám sát quân ngoài ải quan.

Nhờ sách lược tích cực, ông đã giúp nhà Minh giữ vững phòng tuyến Sơn Hải Quan. Tuy nhiên, sự đối nghịch về lợi ích giữa Viên Sùng Hoán và Hoàng Thái Cực dẫn đến lục đục nội bộ, hai bên không đồng lòng đánh quân Kim.

Do đó, để bảo toàn lực lượng, Viên Sùng Hoán phải hòa hoãn với nhà Kim. Tháng 11 năm 1629, hai bên kịch chiến trước thành Bắc Kinh.

Đích thân Viên Sùng Hoán khoác áo giáp sắt chỉ huy đôn đốc tướng sĩ tích cực chống trả quân Kim. Sau nửa ngày kịch chiến, quân Minh đã đẩy lui sự tấn công của quân Hậu Kim, bảo vệ được kinh thành.

Dù chiến thắng, nhưng Viên Sùng Hoán vẫn bị dèm pha về việc chủ động cầu hòa. Ông phải dâng sớ lên nhà vua giải trình về mục đích hòa để tiến của mình.

Biết Viên Sùng Hoán là một đối thủ rất nguy hiểm, Hoàng Thái Cực đã sử dụng dùng đòn ly gián bằng cách phao tin Viên Sùng Hoán đã có thỏa ước ngầm với Hậu Kim.

Ngay lập tức, Hoàng đế Sùng Trinh đã triệu Viên Sùng Hoán vào triều đình vấn tội, rồi hạ lệnh bắt giam ông vào ngục.

Tháng 8.1630, sau hơn nửa năm bị giam, ông bị xét xử về tội “dối vua phản quốc”, thông đồng với quân địch.

Với tội danh này, ông bị kết án lăng trì, phải chịu 3.000 nhát xẻo cho đến chết, vợ con thì bị bắt đi đày cách xa 3.000 dặm. Nỗi oan của Viên Sùng Hoán phải chờ 100 năm sau mới được sáng tỏ bởi Hoàng đế Càn Long thời Mãn Thanh.

Lăng trì là gì

b. Phạm nhân cuối cùng bị xử lăng trì

Năm Quang Tự thời nhà Thanh, có một tên thổ phỉ biệt hiệu là Khang Bát thái gia, còn gọi là Khang Tiểu Bát, hay Ngô thốc tử (nghĩa là Ngô đầu trọc). Tên thổ phỉ này tập võ từ nhỏ, nhưng khi lớn lên lại dùng cái nghệ của mình mà làm chuyện gian ác, cướp bóc, đánh người, trêu ghẹo phụ nữ,… Người dân trong vùng vô cùng oán giận nhưng không làm gì được.

Một hôm, Khang Tiểu Bát nghe tin có xe tiền của triều đình vận chuyển qua, hắn liền lên kế hoạch chặn đường cướp bóc. Thế nhưng chuyện liên quan đến triều đình là chuyện kinh thiên động địa. Để đối phó với Khang Tiểu Bát, Từ Hy Thái hậu đã dùng cách giang hồ để đối phó với thói giang hồ của hắn. Thái hậu cho mời hai vị đại hiệp nổi tiếng trên giang hồ lúc bấy giờ là Thượng Vân Tường và Mã Ngọc Đường đến để bắt Khang Tiểu Bát, chẳng bao lâu sau tên thổ phỉ bị bắt về quy án.

Ngu ngốc thay cho thói côn đồ, khi bị thẩm vấn tại sao lại cướp tiền của triều đình, tên thổ phỉ ngông cuồng lớn giọng: “Họ Khang ta đã làm thì phải làm chuyện kinh thiên động địa, nếu cướp thì phải cướp tiền quan, cưỡng bức thì phải là Thái hậu".

Cái miệng hại cái thân, câu nói này đã mang đến tai vạ cho Khang Tiểu Bát, Từ Hy Thái hậu nổi trận lôi đình hạ lệnh lăng trì hắn đến chết với số đao càng nhiều càng tốt.

Năm 1905, Khang Tiểu Bát bị lăng trì 3.784 nhát, vượt qua quy định 3.600 đao của nhà Thanh, đồng thời hắn cũng là phạm nhân cuối cùng bị xử phạt bằng hình thức hành quyết man rợ này.

------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn trả lời câu hỏi “Lăng trì là gì?”. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 20/10/2022 - Cập nhật : 20/10/2022