logo

Cơ quan Coocti thuộc vùng nào

Cơ quan Coocti nằm ở vùng tai trong. Cụ thể là trên màng cơ sở có cơ quan coocti: chứa tế bào thụ cảm thính giác.

Dưới đây là đáp án chính xác và phần giải thích chi tiết từ các thầy cô giáo Top lời giải cho câu hỏi: “Cơ quan Coocti thuộc vùng nào” kèm kiến thức nhắc lại hay nhất là tài liệu ôn tập dành cho các bạn học sinh


Câu hỏi: Cơ quan Coocti thuộc vùng nào

Trả lời:

Cơ quan Coocti nằm ở vùng tai trong. Cụ thể là trên màng cơ sở có cơ quan coocti: chứa tế bào thụ cảm thính giác.


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Cấu tạo của cơ quan Coocti

Cơ quan coocti:

 - Bao gồm các tế bào đệm và các tế bào cảm giác nằm chen giữa.

- Tại phần giữa của cơ quan coocti có một khoảng trống hình tam giác gọi là đường hầm, chạy dọc theo ốc tai được tạo thành từ các tế bào đệm,... trong cung coocti có các tế bào thính giác trong

- Cơ quan coocti chứa tế bào thụ cảm thính giác

- Ốc tai (có cơ quan coocti chứa tế bào thụ cảm thính giác). Làm cho các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan Coocti trên màng cơ sở hưng phấn. Làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng, tác động lên cơ quan Coocti.


2. Cấu tạo của Tai

a. Tai ngoài

Gồm có vành tai và ống tai ngoài, đi từ vành tai tới màng nhĩ, có nhiệm vụ thu nhận và dẫn truyền âm thanh.

- Vành tai (loa tai): bao gồm sụn và có lớp da phủ bên ngoài, có ít mạch máu và lớp mỡ bảo vệ. Các đường cong và xoắn của vành tai giúp nhận và hứng âm thanh (năng lượng âm) từ mọi phía vào ống tai.

- Ống tai: là một ống hơi cong hình chữ S, nối từ vành tai tới màng nhĩ. Ở người lớn, ống tai có xu hướng hướng lên, sau đó hơi nghiêng về phía trước và càng hướng xuống khi tới gần màng nhĩ. Phần phía ngoài của ống tai có chứa các sợi lông nhỏ và các tuyến nhờn tạo ráy tai. Mỗi khi có ráy tai, các sợi lông chuyển động nhẹ nhàng đẩy ráy tai khô và da bong ra cửa tai. Đây là cơ chế tự làm sạch tự nhiên của ống tai.

Cơ quan Coocti thuộc vùng nào

b. Tai giữa

Cấu tạo tai giữa bao gồm màng nhĩ, hòm nhĩ, vòi nhĩ và các xương con bao gồm xương búa, xương đe, và xương bàn đạp.

- Màng nhĩ: là một màng mỏng hình bầu dục, hơi lõm ở giữa, nằm hơi nghiêng ra sau, ngăn cách hoàn toàn ống tai ngoài và tai giữa. Màng nhĩ bình thường có màu trong mờ, trắng sáng hay hơi xám. Thường, chúng ta có thể nhìn xuyên qua màng nhĩ.

- Hòm nhĩ: là một hốc xương gồ ghề nằm trong xương thái dương. Phía trước thông mũi họng, phía sau thông với xoang chũm, bên trong thông với tai trong.

- Vòi nhĩ (vòi Eustache): có cấu tạo 1/3 phía trên bởi xương, ⅔ phía dưới bởi sụn. Bình thường vòi nhĩ đóng kín, chỉ mở ra khi nuốt hoặc ngáp để cân bằng áp suất trong hòm nhĩ. Tác dụng của vòi nhĩ là làm cân bằng áp lực của hòm tai với tai ngoài.

>>> Xem thêm: Vai trò của tai giữa

c. Tai trong

Tai trong gồm có tai trong màng và tai trong xương. Tai trong màng là những túi và ống chứa dịch (dịch nội bạch huyết) nằm tự do trong những hốc xương tương ứng trong phần xương đá của xương thái dương. Các hốc xương đó gọi là tai trong xương cũng chứa đầy dịch (dịch ngoại bạch huyết).

+ Tai trong xương

Tai trong xương gồm 3 khoang: tiền đình, các ống bán khuyên xương và ốc tai.

+ Tai trong màng

Tai trong màng gồm những cấu trúc màng nằm vùi trong dịch ngoại bạch huyết của tai trong xương. Thành của tai trong màng là một tấm xơ sợi, được lợp mặt trong bởi biểu mô lát đơn.

Những vùng tiếp xúc với tận cùng của dây thần kinh tiền đình và dây thần kinh ốc tai, lớp biểu mô này biệt hóa thành những cơ quan đặc biệt, đó là những cơ quan cảm thụ thăng bằng (mào và vết) và cơ quan cảm thụ thính giác (cơ quan Corti)

Tai trong màng gồm có: túi bầu dục, túi nhỏ, 3 ống bán khuyên, ống nội bạch huyết, túi nội bạch huyết và ống ốc tai. Các thành phần của tai trong màng mở thông với nhau.


3. Vệ sinh tai  

- Trong tai có ráy tai do các tuyến ráy tai trong thành ống tai tiết ra có tác dụng giữ bụi nên thường phải vệ sinh bằng tăm bông. Không dùng que nhọn hoặc vật sắc để ngoáy​ sẽ làm tổn thương hoặc thủng màng nhĩ.

- Cần giữ gìn vệ sinh để tránh viêm họng vì viêm họng có thể qua vòi nhĩ dẫn tới viêm tai giữa.

- Tránh tiếp xúc với nơi có tiếng ồn hoặc tiếng động mạnh thường xuyên  → ​ảnh hưởng tới thần kinh →​ giảm tính đàn hổi của màng nhĩ  → nghe không rõ.

- Cần có biện pháp để chống hoặc giảm tiếng ồn. 

icon-date
Xuất bản : 28/04/2022 - Cập nhật : 05/05/2022