logo

Vai trò của tai giữa

Câu hỏi: Vai trò của tai giữa?

Trả lời: 

Là một khoang chứa đầy không khí ngăn cách với tai ngoài bởi màng nhĩ. Tai giữa gồm 1 chuỗi xương con: xương búa, xương đe, xương bàn đạp. Chúng tạo thành cầu nối từ màng nhĩ đến tai trong. Chuỗi xương con này cũng rung lên để đáp ứng với các chuyển động của màng nhĩ và khi đó, chúng có nhiệm vụ khuếch đại và truyền âm đến tai trong thông qua cửa sổ bầu dục.

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu về tai giữa nhé!


1. Cấu tạo tai giữa

Cấu tạo tai giữa bao gồm màng nhĩ, hòm nhĩ, vòi nhĩ và các xương con bao gồm xương búa, xương đe, và xương bàn đạp.

- Màng nhĩ: là một màng mỏng hình bầu dục, hơi lõm ở giữa, nằm hơi nghiêng ra sau, ngăn cách hoàn toàn ống tai ngoài và tai giữa. Màng nhĩ bình thường có màu trong mờ, trắng sáng hay hơi xám. Thường, chúng ta có thể nhìn xuyên qua màng nhĩ.

- Hòm nhĩ: là một hốc xương gồ ghề nằm trong xương thái dương. Phía trước thông mũi họng, phía sau thông với xoang chũm, bên trong thông với tai trong.

[CHUẨN NHẤT] Vai trò của tai giữa

Trong hòm nhĩ có các chuỗi xương thính giác bao gồm xương búa, xương đe, và xương bàn đạp. Ba xương này có nhiệm vụ dẫn truyền xung động âm thanh từ màng nhĩ vào tai trong.

- Vòi nhĩ (vòi Eustache): có cấu tạo 1/3 phía trên bởi xương, ⅔ phía dưới bởi sụn. Bình thường vòi nhĩ đóng kín, chỉ mở ra khi nuốt hoặc ngáp để cân bằng áp suất trong hòm nhĩ. Tác dụng của vòi nhĩ là làm cân bằng áp lực của hòm tai với tai ngoài.


2. Chức năng của tai

Tai người có hai chức năng quan trọng:

- Chức năng đầu tiên và được biết nhiều nhất là khả năng nghe. Khả năng nghe hoạt động chủ yếu dựa vào hệ thống thính giác gồm 3 phần: Tai ngoài, tai giữa và tai trong.

- Chức năng thứ 2 của tai là giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi chúng ta thay đổi chuyển động trong không gian, hệ thống tiền đình ảnh hưởng tới sự chuyển động của mắt và vị trí cơ thể (vì chúng ta chuyển động trong không gian).


3. Đường dẫn truyền âm thanh

- Loa tai giống như một cái phễu giúp hứng âm thanh từ môi trường xung quanh để vào ống tai ngoài

- Âm thanh đi qua ống tai ngoài vào trong làm rung màng nhĩ

- Màng nhĩ rung làm chuyển động chuỗi 3 xương con của tai giữa

- Sự rung động này tạo này các sóng của lớp dịch trong ốc tai ở tai trong

- Lớp dịch chuyển động làm tế bào lông ở cơ quan Corti uốn cong và di chuyển. Nhờ cấu tạo đặc biệt, các tế bào này tạo nên tín hiệu điện theo dây thần kinh thính giác đi tới não giúp chúng ta nghe được


4. Cơ chế nghe của tai

Cơ chế truуền âm thanh của tai lên não bộ được hiểu đơn giản như ѕau:

Âm thanh được tiếp nhận bởi ᴠành tai, ѕau đó đi ᴠào trong ống tai có hình phễu ᴠà đập ᴠào màng nhĩ, làm nó rung lên.Tiếp theo, âm thanh được màng nhĩ chuуển đổi thành các rung động truуền tới chuỗi хương con ở phần tai giữa. Chuỗi хương con nàу chuуển động, tạo áp lực lên ốc tai.Bên trong ốc tai có chứa các chất dịch ѕẽ kích thích các tế bào lông làm chuуển động ᴠà tạo ra các хung điện. Đối ᴠới từng tế bào lông ở những ᴠị trí khác nhau ѕẽ chịu trách nhiệm cho âm thanh ở các khu ᴠực tần ѕố khác nhau.Cuối cùng âm thanh được truуền tới dâу thần kinh thính giác ᴠà đưa lên não хử lý.


5. Chức năng thăng bằng của tai

Chức năng thăng bằng của tai được đảm nhận bởi tai trong, cụ thể là phần tiền đình và các ống bán khuyên.

Khi đầu của bạn chuyển động, dịch bên trong các ống bán khuyên và tiền đình cũng chuyển động theo, làm uốn cong các tế bào lông. Sau đó các tín hiệu điện được hình thành và truyền qua thần kinh tiền đình về não. Não phân tích các chuyển động này và đưa ra các chỉ dẫn để cơ thể lấy lại thăng bằng.


6. Phương thức bảo vệ thính lực

Tiếng ồn lớn làm sẽ làm tổn thương các tế bào lông tinh vi ở tai trong, gây ra điếc thần kinh giác quan và thường bị ù tai. Do vậy bạn cần bảo vệ đôi tai để tránh bị suy giảm thính lực hoặc ngăn việc mất thính lực trở nên tồi tệ hơn.

Một số phương thức để bảo vệ khả năng nghe của tai:

- Hạn chế thời gian tiếp xúc với những hoạt động có tiếng ồn lớn.

- Mang đồ bảo vệ tai như nút hoặc chụp tai làm từ silicon hoặc miếng xốp để chặn tiếng ồn

- Chú ý nghe nhạc ở mức âm thanh vừa phải. Thực hành nguyên tắc 60/60 khi sử dụng tai nghe: 60% âm lượng với thời gian 60 phút/1 ngày là thời lượng nghe an toàn.

- Khi mua sắm, hãy lựa chọn các sản phẩm ít ồn hơn (cường độ tiếng ồn thấp)

- Tránh các loại thuốc có thể gây ngộ độc tai. Để chắc chắn, hãy hỏi các bác sĩ của bạn về những tác hại có thể có đối với sức nghe của bạn.

icon-date
Xuất bản : 28/02/2022 - Cập nhật : 03/05/2024