logo

Cá sấu có quan hệ họ hàng gần với thằn lằn hơn hay với cá chép hơn? Vì sao?

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Cá sấu có quan hệ họ hàng gần với thằn lằn hơn hay với cá chép hơn? Vì sao?” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về cây phát sinh giới động vật là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.


Cá sấu có quan hệ họ hàng gần với thằn lằn hơn hay với cá chép hơn? Vì sao?

Cá sấu có quan hệ họ hàng gần với thằn lằn bóng đuôi dài hơn vì

- Thuộc lớp bò sát

- Chúng đều có tim đã có vách ngăn

- Máu đi nuối cơ thể là máu pha

- Có chân

- Có răng nhọn

- Ăn thịt

- Chủ yếu sống trên cạn 


Kiến thức tham khảo về cây phát sinh giới động vật


1. Khái niệm cây phát sinh giới động vật

- Trong sinh học, sự tiến hóa của các loài động vật được chia thành các nhóm giống nhau dựa trên sự giống nhau về tổ chức cơ thể. Cơ thể có tổ chức và cấu tạo càng giống nhau thì được xếp càng gần nhau. Và các nhà khoa học đã minh họa mối quan hệ về sự phân chia các nhóm đó bằng một cây phát sinh.

- Cây phát sinh là một dạng sơ đồ hình cây được chia thành nhiều nhánh từ một gốc chung. Từ các nhánh, người ta lại chia thành những nhánh nhỏ hơn và những cành nhỏ hơn sao cho tận cùng là một nhóm động vật. Các nhánh cây càng gần nhau thì nhóm động vật đó có quan hệ họ hàng cũng gần nhau hơn.

Cá sấu có quan hệ họ hàng gần với thằn lằn hơn hay với cá chép hơn? Vì sao?

2. Đặc điểm cây phát sinh

+ Cây phát sinh là một sơ đồ hình cây phát ra những nhánh từ một gốc chung (tổ tiên chung).

+ Từ các nhánh đó lại phát ra những nhánh khác nhỏ hơn từ những nguồn gốc khác nhau và tận cùng là một nhóm động vật.

+ Kích thước của các nhánh trên cây phát sinh càng lớn bao nhiều thì số loài nhánh đó càng nhiều.

+ Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có mối quan hệ họ hàng gần nhau hơn.

Ví dụ: cá, bò sát, chim, thú có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn so với giáp xác, nhện và sâu bọ.


3. Bằng chứng về mối quan hệ giữa các nhóm động vật

- Động vật từ khi hình thành đã có cấu tạo thường xuyên thay đổi theo hướng thích nghi với sự thay đổi của điều kiện sống

- Các loài đều có quan hệ họ hàng với nhau

- Di tích hóa thạch của các động vật cổ có nhiều đặc điểm giống động vật ngày nay

- Những động vật mới được hình thành có đặc điểm giống tổ tiên của chúng


4. Ý nghĩa cây phát sinh giới động vật

- Cây phát sinh giới động vật phản ánh:

+ Mối liên quan và quan hệ họ hàng giữa các loài động vật

+ Nguồn gốc tiến hóa của các loài động vật

+ Vị trí và số lượng tiến hóa của các loài động vật trong tự nhiên.

- Nhóm động vật càng gần nhau thì có mối quan hệ càng chặt chẽ với nhau. Qua đó cho chúng ta biết được mối quan hệ và sự tương đồng giữa các loài động vật trong tự nhiên. Đồng thời, cây phát sinh mối quan hệ còn cho chúng ta biết số lượng loài và so sánh loài nào nhiều hơn và ít hơn trong tự nhiên.


5. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới Động vật.

Lời giải:

* Ý nghĩa, tác dụng của cây phát sinh giới động vật:

- Cho biết nguồn gốc chung của giới động vật.

- Cho biết quá trình phát sinh, tiến hóa của giới động vật, loài nào càng gần gốc thì xuất hiện càng sớm.

- Cho biết mối quan hệ họ hàng giữa các ngành động vật.

- Cho biết mức độ phong phú và đa dạng của các nhóm loài.

Câu 2: Cá voi có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn hay cá chép hơn?

Lời giải:

- Cá voi có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn cá chép.

- Vì cá voi thuộc lớp thú bắt nguồn từ nhánh tiến hóa có gốc cùng với hươu sao.

- Trong khi đó cá chép lại thuộc lớp cá xương, là động vật bậc thấp hơn với lớp Thú.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây về tiến hóa là đúng? 

A. Tiến hoá là sự biến đổi của sinh vật theo hướng hoàn thiện dần cơ thể để thích nghi với điều kiện sống.

B. Tiến hoá là sự biến đổi của sinh vật theo hướng hoàn thiện dần cơ thể để chống lại điều kiện sống.

C. Tiến hoá là sự biến đổi của sinh vật theo hướng hoàn thiện cơ thể để chống lại các điều kiện sống bất lợi.

D. Tiến hoá là sự biến đổi của sinh vật theo hướng đơn gian hoá dần cơ thể để thích nghi với ;điều kiện sống.

Đáp án:  A

Câu 4: Di tích hóa thạch của chim cổ được phát hiện cách hiện nay bao nhiêu năm?

A. 150 triệu năm

B. 250 triệu năm

C. 350 triệu năm

D. 450 triệu năm

Đáp án:  A

Câu 5: Chim cổ và thú cổ bắt nguồn từ…

A. Cá vây chân cổ

B. Bò sát cổ

C. Lưỡng cư cổ

D. Động vật nguyên sinh

Đáp án:  B

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây về lưỡng cư cổ là đúng ?

A. Vây đuôi biến thành chi sau.

B. Không có vảy.

C. Có vây lưng rất phát triển.

D. Còn di tích của nắp mang.

Đáp án:  D

Câu 7: Thân mềm có họ hàng gần gũi với ngành nào nhất?

A. Ngành Ruột khoang

B. Ngành giun đốt

C. Ngành chân khớp

D. Động vật có xương sống

Đáp án:  B

Câu 8: Trên Trái Đất, vi khuẩn và vi khuẩn lam xuất hiện lần đầu tiên cách đây khoảng

A. 600 triệu năm.      

B. 3000 triệu năm.

C. 4600 triệu năm.      

D. 5000 triệu năm.

Đáp án:  B

Câu 9: Cho các lớp động vật sau :

- Lớp Lưỡng cư ;

- Lớp Chim ;

- Lớp Thú ;

- Lớp Bò sát ;

- Lớp Cá sụn.

Hãy sắp xếp các lớp trên theo chiều hướng tiến hóa.

A. (5) → (1) → (4) → (2) → (3).

B. (5) → (4) → (1) → (2) → (3).

C. (5) → (4) → (1) → (3) → (2).

D. (1) → (5) → (4) → (2) → (3).

Đáp án:  A

Câu 10: Đặc điểm nào của chim cổ KHÔNG giống với bò sát cổ

A. Chân có 3 ngón trước, 1 ngón sau

B. Hàm có răng

C. Ngón có vuôt

D. Có đuôi dài

Đáp án:  A

icon-date
Xuất bản : 13/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022