logo

Tại sao xương người già giòn và dễ gãy?

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Tại sao xương người già giòn và dễ gãy?” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Sinh học 8.


Tại sao xương người già giòn và dễ gãy?

Người già dễ bị gãy xương là vì ở người già, tỉ lệ chất hữu cơ giảm xuống, tính dẻo dai và chắc chắn cũng giảm; đồng thời xương trở nên xốp, giòn và dễ gãy khi có va chạm mạnh. Chất hữu cơ ngoài chức năng tạo tính dẻo dai cho xương còn hỗ trợ quá trình dinh dưỡng xương. Do tuổi già tỉ lệ chất hữu cơ giảm nên khi xương bị gãy, rất chậm phục hồi.


Kiến thức mở rộng về xương của người già


1. Quá trình lão hóa và loãng xương ở người già

Khung xương có vai trò hỗ trợ và tạo khung cấu trúc cho cơ thể. Khớp là nơi xương kết hợp với nhau. Chúng cho phép khung xương linh hoạt để di chuyển. Hầu hết tất cả mọi người đều đối diện với tình trạng mất khối lượng hoặc mật độ xương khi già đi, đặc biệt là phụ nữ sau khi mãn kinh. Hiện tượng này có tên gọi là loãng xương ở người già. Xương mất canxi và các khoáng chất khác nên xương dễ gãy hơn so với trước đó.

Cột sống được tạo thành từ các xương gọi là đốt sống. Giữa hai đốt sống là một lớp đệm giống như gel gọi là đĩa đệm. Khi lão hóa, phần thân đốt sống trở nên dẹp hơn do các đĩa đệm mất dần chất lỏng và mỏng. Đốt sống cũng mất một số thành phần khoáng chất, làm cho mỗi xương mỏng hơn. Cột sống trở nên cong và bị nén (dồn lại với nhau). Các gai xương do lão hóa và sử dụng tổng thể của cột sống cũng có thể hình thành trên các đốt sống.

Tại sao xương người già giòn và dễ gãy?

Loãng xương ở người già là bệnh lý khó kiểm soát và dễ phát sinh biến chứng gãy xương, gù lưng. Bệnh thể hiện cho tình trạng rối loạn chuyển hóa của xương, xảy ra theo tiến trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Loãng xương có diễn tiến âm thầm nhưng khá nguy hiểm, đặc trưng bởi tình trạng giảm chất lượng và mật độ xương khiến xương xốp, giòn và dễ gãy.
Nguy cơ mắc bệnh loãng xương cũng tăng cao ở những người lớn tuổi có chế độ ăn uống thiếu canxi, mắc bệnh tiểu đường, cường tuyến cận giáp, cường tuyến giáp, nghiện rượu, lười vận động, nằm lâu tại giường và dùng corticoid kéo dài.
Bệnh loãng xương ở người cao tuổi gây ra các triệu chứng tại chỗ như đau cột sống, nhức xương, gù vẹo cột sống và gãy xương. Ngoài ra bệnh cũng có thể gây ra các biểu hiện toàn thân như ớn lạnh, thường xuyên chuột rút...


2. Tại sao xương người già dễ gãy và khó lành?

Loãng xương ở người già đóng vai trò chính giải thích nguyên nhân tại sao xương người già dễ gãy khó lành. Loãng xương là một bệnh lý phổ biến, đặc biệt là đối với phụ nữ lớn tuổi. Phối hợp với quá trình thoái hóa dẫn đến hậu quả xương dễ gãy hơn. Ngoài ra, loãng xương ở người già có thể làm tăng nguy cơ chấn thương do thay đổi dáng đi, tư thế không ổn định và dễ mất thăng bằng.

Ở những người lớn tuổi, chức năng hệ tiêu hóa thường không ổn định dẫn đến nhu cầu dinh dưỡng thường không được đảm bảo. Khả năng lành vết thương nói chung và khả năng lành xương nói riêng không được duy trì ở mức tốt như ở người trẻ tuổi. Quá trình lành xương có thể diễn ra chậm, chất lượng can xương yếu làm tăng nguy cơ tái gãy.

Phụ nữ có nhiều khả năng gặp phải tình trạng loãng xương ở người già hơn nam giới. Tại Hoa Kỳ, khoảng một nửa tổng số phụ nữ trên 50 tuổi và 1/4 tổng số đàn ông trên 50 tuổi có xương dễ gãy vì loãng xương.

Khả năng bị gãy xương dễ tăng lên nếu bạn mắc các bệnh lý xương khớp khác đi kèm như bị viêm khớp dạng thấp, dùng một số loại steroid nhất định, thừa cân béo phì, hút thuốc lá hoặc lạm dụng đồ uống có cồn. Khả năng xương dễ gãy cũng tăng lên khi gặp phải các tình trạng rối loạn nội tiết tố, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường hoặc mãn kinh sớm.

Nhiều tổ chức y khoa trên thế giới khuyến nghị kiểm tra mật độ xương hằng năm cho phụ nữ 65 tuổi trở lên, đàn ông 70 tuổi trở lên và bất kỳ ai bị gãy xương sau 50 tuổi. Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ khác dẫn đến xương dễ gãy hoặc tiền sử gia đình bị loãng xương, hãy nói chuyện với bác sĩ về những lo lắng này.

Sự suy thoái của buồng trứng khiến nồng độ hormone estrogen trong máu của phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh giảm đáng kể. Điều này làm tăng hoạt tính và các hoạt động tiêu cực của tế bào tủy xương, xương mất dần theo thời gian.
Việc sử dụng corticoid kéo dài hoặc dùng sai cách sẽ làm tăng nguy cơ phá hủy các tế bào xương và gây bệnh loãng xương. Tình trạng này có thể xảy ra ở những người trẻ và người cao tuổi.

Quá nhiều hormone tuyến giáp khiến mật độ xương thay đổi và gây ra tình trạng mất xương. Hiện tượng này thường xảy ra ở những bệnh nhân sử dụng nhiều thuốc chứa hormone tuyến giáp hoặc có tuyến giáp hoạt động quá mức. Ngoài tuyến giáp, nguy cơ mắc bệnh loãng xương ở người già cũng tăng cao do tuyến thượng thận và tuyến cận giáp hoạt động quá mức.

icon-date
Xuất bản : 11/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022