logo

Chương trình dịch là gì? Tại sao cần có chương trình dịch?

Câu hỏi : Chương trình dịch là gì? Tại sao cần phải có chương trình Dịch?
Trả lời: 

- Chương trình dịch là chương trình đặc biệt, có chức năng chuyển đổi chương trình được viết trên ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy tính cụ thể.

- Chúng ta cần phải có chương trình dịch bởi vì chương trình dịch có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy cụ thể. Nó nhận đầu vào là chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao (chương trình nguồn) là dữ liệu vào (Input), thực hiện chuyển đổi sang ngôn ngữ máy (chương trình đích) là kết qua ra (Output).

Chương trình dịch là gì? Tại sao cần có chương trình dịch?

Cùng Top lời giải tìm hiểu các kiến thức xung quanh Chương trình dịch nhé!


Chương trình dịch là gì?

Tổng quát nhất: chương trình dịch là phần mềm hệ thống chuyển đổi đoạn văn viết trong ngôn ngữ A sang đoạn văn tương đương viết trong ngôn ngữ B

Định nghĩa như vậy quá tổng quát, bài toán dịch ngôn ngữ một cách tổng quát chưa có lời giải đủ tốt

 Người ta cố gắng giải quyết các bài toán cụ thể hơn và có ứng dụng thực tế hơn, chẳng hạn:

 Dịch một ngôn ngữ lập trình thành mã máy

 Dịch một ngôn ngữ lập trình bậc cao thành ngôn ngữ bậc thấp hơn

 Chuyển đổi đoạn mã giữa các ngôn ngữ lập trình

 Kiểm tra chính tả, ngữ pháp của các đoạn văn

 Mô tả hình ảnh (dịch từ hình ảnh thành văn bản)


Đặc trưng của chương trình dịch

Một chương trình dịch tốt cần có các đặc trưng sau:

 Tính toàn vẹn: kết quả ở ngôn ngữ đích phải hoàn toàn tương đương với đầu vào viết ở ngôn ngữ nguồn

 Tính hiệu quả: chương trình dịch sử dụng không quá nhiều bộ nhớ và công suất tính toán, kết quả ở ngôn ngữ đích là đủ tốt

 Tính trong suốt: chương trình dịch phải rõ ràng về kết quả sau từ bước thực hiện, giúp người dùng có thể hiệu chỉnh và sửa lỗi nếu có sau từng bước thực hiện

 Tính chịu lỗi: chương trình có thể chấp nhận một số lỗi của đầu vào và đưa ra các gợi ý xử lý phù hợp. Chương trình dừng ở ngay lỗi đầu tiên không thể coi là tốt


Phân loại chương trình dịch

+ Phân loại cổ điển:

+ Trình biên dịch (compiler): nhận toàn bộ nguồn rồi dịch sang đích một lượt

+  Trình thông dịch (interpreter): nhận mã nguồn từng phần, nhận được phần nào dịch (và thực thi) phần đó

 Nhận xét:

 Compiler hoạt động giống như dịch giả

 Interpreter hoạt động giống như người phiên dịch (các cuộc giao tiếp)

 Hiện nay: ranh giới giữa compiler và interpreter ngày càng mờ dần

 Ngay cả biên dịch cũng được chia thành 2 loại:

 Tĩnh (statically): mã sinh ra chạy trực tiếp ngay

 Động (dynamically): mã sinh ra cần thao tác tái định vị rồi mới có thể chạy được

 Một số ngôn ngữ lập trình kết hợp cả compiler và interpreter, chẳng hạn như java

 Mã java được biên dịch thành mã bytecode

 Máy ảo chạy mã bytecode ở dạng thông dịch

 Một số sử dụng compiler và just-in-time compiler

 Mã C# được biên dịch thành mã IL

 Mã IL được biên dịch thành mã máy trong lần chạy đầu


Các giai đoạn của chương trình dịch

Ngoài ra, chương trình dịch trải qua hai giai đoạn: phân tích và tổng hợp.

- Giai đoạn phân tích nhằm phân tích chương trình nguồn về từ vựng và cú pháp.

- Giai đoạn tổng hợp nhằm tạo ra chương trình đích gồm ba bước, đó là:

• Sinh mã trung gian (chuyển chương trình nguồn về chương trình trung gian);

• Tối ưu mã (chỉnh sửa, tối ưu chương trình trung gian);

• Sinh mã (tạo chương trình đích từ chương trình trung gian đã tối ưu).

icon-date
Xuất bản : 09/11/2021 - Cập nhật : 09/11/2021
/* */ /* */
/*
*/