logo

"Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng" là gì?

Kho tàng văn học Việt Nam không chỉ chứa những tập thơ, câu chuyện hay mà còn có hệ thống ca dao tục ngữ vô cùng đồ sộ. Đây đều là những kinh nghiệm người xưa tổng hợp, cũng là những điển tích hay trong cuộc sống. Khung cảnh thời phong kiến cũng được tái hiện lại thông qua hình ảnh để phê phán những kẻ có thói kiêu căng. Hình ảnh này được tóm gọn lại trong câu tục ngữ “chưa đổ ông nghè đã đe hàng tổng”. Vậy để tìm hiểu về ý nghĩa câu tục ngữ "Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng" là gì? Chúng ta cùng Toploigiai đi đến bài viết dưới đây nhé!


1. Ý nghĩa câu tục ngữ

chưa đổ ông nghè đã đe hàng tổng là gì

Nghĩa đen:

" ông Nghè" ở đây được hiểu là người  là những người học rộng tài cao đỗ tiến sĩ, đỗ những kì thi Hương, thi Hội,...

" hàng tổng" : đơn vị hành chính thời phong kiến, gồm một số xã.

=> Nghĩa cả câu: Hình ảnh " ông nghè"," hàng tổng" ở đây đã tái hiện lại khung cảnh xưa đó là theo tục lệ thời phong kiến, người đỗ ông Nghè, khi trở về quê được cả tổng mang võng lọng đón rước và có quyền cắm đất làm nhà ở nơi nào mình thích trong phạm vi tổng ấy. Nhưng trong câu nói ở đây, người này chưa đỗ mà đã tự ý, ngăm nghe, đe dọa "hàng tổng", những người sống xung quanh mình. Hay nói cách khác, chưa có công danh, chưa thành sự nghiệp nhưng người này đã kiêu ngạo, trịch thượng không coi ai ra gì.

Nghĩa bóng:

=> Mượn hình ảnh "ông nghè" ở đây ám chỉ những kẻ tự phụ, kiêu căng, hống hách, chưa làm được công chuyện gì, chưa có chức tước quyền hành gi đã hợm hỉnh, kiêu ngạo, hách dịch với người xung quanh. Những kẻ đó luôn dựa vào bản thân có tài năng chỉ chút đỉnh nhưng lại tưởng mình là thiên tài, để rồi nảy sinh thói huênh hoang, khoác lác, hợm hĩnh đến mức lố bịch, đáng ghét. Kẻ tự phụ ngồi đâu cũng thích nói về mình, khoe khoang cái mình có, thâm chí bịa đặt, thổi phồng cả những cái mình không hề có để thỏa mãn tính thích hơn người.

=> "Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng" là Câu thành ngữ cũng phê phán, lên án những kẻ đó đồng thời nhắc nhở con người ta lối sống khiêm tốn, nhún nhường, không tự cao tự đại.

>>> Tham khảo: “Ăn ở như bát nước đầy” nghĩa là gì?


2. Những câu tục ngữ nói về tính kiêu ngạo khoe khoang

Câu 1:

Chiều chiều mượn ngựa đi đua

Mượn ba chú lính đưa cô tôi về

Đưa về tới chợ Tầm Vu

Mua một cây dù che nắng che mưa.

Ý nghĩa: Những người có tính khoe khoang, kiêu ngạo thường sẽ không thành công trong cuộc sống này. Những người như thế sẽ bị mọi người coi thường, xa lánh và không quan tâm.

Câu 2:

Con gà rừng tốt mã khoe lông

Chẳng cho đi chọi, nhốt lồng làm chi!

Thầy mẹ ơi con đã đến thì

Mười bảy mười tám chẳng cho đi lấy chồng

Bây giờ người có con đông

Thấy chúng, thấy bạn cực lòng con thay!

Ý nghĩa: Đây là một bài ca dao vui nói về con gà, sự khoe khoang những điểm mạnh của con gà là điều đúng đắn tại sao lại không cho khoe. Khoe khoang và kiêu ngạo phải đúng nơi đúng chỗ.

Câu 3:

Xuống bầu bắt ốc hái rau

Bắn bông, kéo vải tôi giàu hơn cô

Ý nghĩa: Đây cũng là câu ca dao vui nói về sự khoe khoang nhưng là khoe khoang hóm hỉnh, không ác ý. Để có được tiếng cười đùa trong câu ca dao tác giả đã sử dung sự khoe khoang nhưng ở mức độ.

>>> Tham khảo: Ăn xổi ở thì nghĩa là gì?


3. Những câu tục ngữ nói về đức tính khiêm tốn

a. Biết người, biết ta trăm trận, trăm thắng!​

Ý nghĩa: Đây là câu trong Binh pháp Tôn Tử với mục đích để dạy cho các tướng lãnh ngoài chiến trường trước khi dánh trận phải tìm hiểu để biết rõ thực lực của quân địch lẫn quân ta rồi đi đến quyết định đánh, như vậy sẽ chắc ăn.

b. Khiêm tốn bao nhiêu vân thấy thiếu

Tự kiêu một chút đã thấy thừa​

Ý nghĩa: Câu này ý muốn nói là làm người, con người ta nên khiêm tốn, khiêm tốn như thế nào cũng không đủ có nghĩa là ta phải luôn luôn khiêm tốn. Tự kiêu một chút cũng là thừa ý khuyên ta không nên tự kiêu, dù ta có khiêm tốn bao nhiêu thì cũng không thể đủ, mà chỉ cần mình tỏ vẻ tự kiêu một chút là người khác sẽ đánh giá không tốt về tính tự kiêu của mình

c. Một lần khiêm tốn bằng bốn lần tự cao​

Ý nghĩa: Câu tục ngữ này muốn khuyên răn chúng tahãy biết sống thật với chính mình.

d. Tích tiểu thành đại​

Ý nghĩa: Câu này có nghĩa là tiết kiệm từ những phần nhỏ bé dẫn đến có những tài sản to lớn ,khuyên răn con người ta không nên coi thường những thứ nhỏ bé mà hãy biết trân trọng nó nhiều cái bé sẽ thành cái lớn

e. Năng nhặt chặt bị​

Ý nghĩa: Câu này nghĩa là chịu khó gom góp nhặt nhạnh thì rồi kết quả sẽ thu được nhiều.

f. Ăn phải dành, có phải kiệm​

Ý nghĩa: Câu tục ngữ nói về tính tiết kiệm của con người, khi ăn thì dành và khi có nhiều tiền phải tiết kiệm.

g. Ăn chắc mặc bền​

Ý nghĩa: Câu tục ngữ thể hiện một tinh thần tiết kiệm, một sự bình dị trong ăn mặc. Từ đó có thể hiểu rằng xuất phát điểm của câu tục ngữ là tầng lớp người lao động nghèo trong xã hội xưa, đồng thời đây còn là một lời khuyên về cách sử dụng thành quả lao động sao cho hợp lí, sao cho giản dị.

h. Buôn tàu bán bè chẳng bằng ăn dè hà tiện​

Ý nghĩa: Có thể hiểu câu này một cách đơn giản là mỗi người hay mỗi gia đìnhkhông đượctiêu hết số tiền kiếm được. Kiếm được nhiều tiền mà tiêu hết thì không tốt bằng kiếm ít tiền mà tiêu không hết. Không thể thấy ngay sự không tốt bằng khi vẫn còn kiếm được tiền, nó chỉ hiện ra khi không thể kiếm tiền được nữa (khi về già, khi ốm đau...).

----------------------

Vậy là trên đây Toploigiai đã giải thích cho các bạn ý nghĩa câu tục ngữ "Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng" là gì? Bên cạnh đó còn có một số câu tục ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa với câu tục ngữ ban đầu. Hy vọng qua bài này, các bạn có thể vận dụng vào cuộc sống, học tập một cách hợp lý nhất. Chúc các bạn thành công.

icon-date
Xuất bản : 08/10/2022 - Cập nhật : 08/10/2022