logo

Giải thích câu phòng bệnh hơn chữa bệnh

icon_facebook

Câu trả lời chính xác nhất: Phòng bệnh hơn chữa bệnh là một câu tục ngữ. Phòng bệnh hơn chữa bệnh có nghĩa là khi phòng bệnh sẽ hạn chế được những thiệt hại, chữa bệnh sẽ khó và tốn kém hơn rất nhiều, cũng như vây, trong cuộc sống với ngày càng nhiều cám dỗ nếu không vững vàng việc sa ngã là rất dễ dàng thế nên mỗi người cần rèn luyện tính tự chủ của bản thân, luôn đứng vững trước cám dỗ không để bị rơi vào vòng lao lí; giữ lối sống ngay thẳng, cương trực để trở thành một người tốt, không để khi lầm lỗi mới hối hận đến lúc ấy sẽ rất khó khăn.

Để giúp các bạn hiểu hơn về câu hỏi Giải thích câu phòng bệnh hơn chữa bệnh và một số kiến thức khác về tục ngữ, Toploigiai đã mang tới bài mở rộng kiến thức sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.


1. Tục ngữ là gì?

Tiếng Việt là thứ tiếng đẹp và giàu có với nhiều âm hưởng màu sắc. Trong hệ thống kho tàng tiếng Việt phải kể đến hệ thống ca dao tục ngữ phong phú đa dạng và giàu sức biểu cảm.  Theo định nghĩa trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 đưa ra giải đáp tục ngữ là gì như sau:

“ Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nhiệm dân gian về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian”.

>>> Tham khảo: Giải thích câu tục ngữ Lời nói gói vàng?


2. Nguồn gốc và sự phát triển của tục ngữ

Giải thích câu phòng bệnh hơn chữa bệnh

Gorki trong Bàn về nghệ thuật: Nghệ thuật ngôn ngữ sinh ra do quá trình lao động của con người từ xưa, là xu hướng con người muốn đúc kết kinh nghiệm lao động vào một hình thức ngôn ngữ dễ nhớ và bám chặt vào ký ức – những hình thức thơ hai chữ, tục ngữ, truyền ngôn là những khẩu hiệu lao động thời cổ .

Tục ngữ được ức đoán đã có từ thời cổ, nhằm đúc kết những kinh nghiệm, những điều quan sát được trong quá trình lao động, những chân lý thông thường … Trong xã hội có giai cấp, tục ngữ được nhân dân dùng như một công cụ để phát biểu những nhận thức về các kinh nghiệm thực tiễn, các hiện tượng lịch sử xã hội. Nhân dân lao động dùng tục ngữ thể hiện thế giới quan và nhân sinh quan của mình. Những kinh nghiệm của tục ngữ rút ra trong quá trình đấu tranh thiên nhiên và xã hội, được thể nghiệm trong thực tiễn, đã trở thành những chân lý có tính cách phổ biến, được nhân dân công nhận và sử dụng.

Tục ngữ hình thành từ nhiều nguồn:

- Từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác.

- Được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại.

- Được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp.

- Từ sự vay mượn nước ngoài.


3. Nội dung tục ngữ

Tục ngữ phản ánh kinh nghiệm sản xuất của nhân dân lao động

– Những câu tục ngữ về đời sống lao động sản xuất được đúc kết, phản ánh điều kiện cũng như phương thức sản xuất hay đời sống của các dân tộc. Nó được sinh ra khi mà con người lao động và có sự đấu tranh với thiên nhiên và ông cha ta đúc kết lại thành những kinh nghiệm riêng. Cho đến tận ngày nay, nó luôn được lưu truyền phổ biến rộng rãi và trở thành một lĩnh vực tri thức về khoa học dân gian.

* Tục ngữ phản ánh hiện tượng lịch sử xã hội

Ngoài sử sách ghi lại thời kỳ hình thành và phát triển của xã hội thì tục ngữ cũng có tác dụng như vậy. Câu nói ngắn gọn, đơn giản nhưng vẫn thể hiện lối sống của người dân. Lối sống, sinh hoạt của người dân cũng được phản ánh cụ thể; Lề lối, phép tắc trong thời kỳ phong kiến cũng được thể hiện qua nhiều câu tục ngữ như “đất có lề, quê có thói” hay “phép vua thua lệ làng”.

>>> Tham khảo: Giải thích nghĩa câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân"


4. Ví dụ về tục ngữ

- Con trâu là đầu cơ nghiệp

- Mống đông, vồng tây, mưa dây, bão giật.

- Gió bất hiu hiu, sếu kêu thì rét

- Chim ngói mùa thu, chim cu mùa hè

- Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm

- Một giọt máu đào, hơn ao nước lã

- Uống nước nhớ nguồn.

- Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

- Nén bạc đâm toạc tờ giấy

- Đói cho sạch, rách cho thơm


5. Một số câu tục ngữ liên quan tới sức khỏe

a. Giải thích câu phòng bệnh hơn chữa bệnh

Phòng bệnh hơn chữa bệnh có nghĩa là khi phòng bệnh sẽ hạn chế được những thiệt hại, chữa bệnh sẽ khó và tốn kém hơn rất nhiều, cũng như vây, trong cuộc sống với ngày càng nhiều cám dỗ nếu không vững vàng việc sa ngã là rất dễ dàng thế nên mỗi người cần rèn luyện tính tự chủ của bản thân, luôn đứng vững trước cám dỗ không để bị rơi vào vòng lao lí; giữ lối sống ngay thẳng, cương trực để trở thành một người tốt, không để khi lầm lỗi mới hối hận đến lúc ấy sẽ rất khó khăn.

b. Các câu tục ngữ khác liên quan tới sức khỏe

Sức khỏe là vàng

Ý nghĩa: Là một lời nhắn nhủ rất rõ ràng, có sức khỏe chúng ta có thể ra vàng bạc, của cải, tạo ra mọi thứ và ngược lại.

Yếu như sên

Ý nghĩa: Thể hiện sự mềm yếu, chậm chạp.

Sức dài vai rộng

Ý nghĩa: Người có sức vóc dồi dào, có khả năng gánh vác công việc nặng nhọc.

Đói ăn rau, đau uống thuốc

Ý nghĩa: Khi đối thì rau gì ăn được cũng ăn, chỉ cần no bụng. Bệnh thì thuốc gì uống được cũng uống, chỉ cần khỏi bệnh.

Sạch sẽ là mẹ sức khoẻ

Ý nghĩa: Để có được một sức khỏe tốt thì nên giữ cho thân thể được sạch sẽ.

Ăn được ngủ được là tiên

Không ăn không ngủ mất tiền đâm lo​

Ý nghĩa của câu này là con người mà ăn được ngủ được thì có thể trạng sức khỏe tốt và được so sánh là sướng như tiên, và ngược lại những người không ăn ngủ được thì cơ thể sẽ mệt mỏi và không có sức khỏe để làm việc .

Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ​

Cười đây là cười thật sự chứ không phải chỉ nhếch môi thôi , cười là vui , niềm vui rất có lợi cho sức khỏe , nó làm mới cả máu và trí tuệ con người như thang thuốc bổ vậy . Ai có tinh thàn vui tươi thỏa mái tích cực yêu đời thì người đó sống ít bệnh và sống lâu hơn người buồn phiền như là uống thuốc bổ vậy .

Không vẻ đẹp nào đẹp bằng sự cuồn cuộn của cơ bắp​

Câu này dùng hình ảnh cơ bắp cuồn cuộn để chỉ sức khỏe con người, ý muốn nói phải rèn luyện thể dục thể thao để có sức khỏe tốt, sống lâu dài.

To vòng bụng, ngắn vòng đời​

Khi bụng to thì sẽ rất dễ dàng mắc phải những bệnh tật, đặc biệt là những người ăn nhậu.

--------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi Giải thích câu phòng bệnh hơn chữa bệnh và một số kiến thức khác liên quan tới tục ngữ. Hi vọng những kiến thức chúng tôi cung cấp sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 27/09/2022 - Cập nhật : 19/12/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads