logo

Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “Gọi dạ bảo vâng”

Tục ngữ còn hình thành do con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp rút ra từ các tác phẩm văn học viết, những điển tích, điển cố; những lời nói bất hủ của các nhà tư tưởng, văn hóa. Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu về tục ngữ và Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “Gọi dạ bảo vâng” nhé!


1. Khái niệm tục ngữ

a. Tục ngữ là gì?

Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nhiệm dân gian về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian”.

b, Một số câu tục ngữ được nhân dân sử dụng phổ biến gồm có:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Uống nước nhớ nguồn.

Tấc đất tấc vàng.

Người sống đống vàng.


2. Nguồn gốc của tục ngữ

Theo nội dung biểu hiện trong từng câu tục ngữ, có thể khái quát thành ba nguồn gốc hình thành tục ngữ.

Đầu tiên, đại bộ phận tục ngữ được hình thành từ sự đúc rút kinh nghiệm trong đời sống lao động sản xuất và chiến đấu của nhân dân, từ trong cuộc sống thực tiễn của nhân dân. Ta có thể kể ra hàng loạt những câu tục ngữ như thế: Ăn kỹ no lâu cày sâu tốt lúa, Con trâu là đầu cơ nghiệp, Làm ruộng có năm chăn tằm có lúc, …

Một số tục ngữ được rút ra từ các sáng tác dân gian khác (hay các sáng tác dân gian ra đời để minh họa cho câu tục ngữ?). Trường hợp này, ta có thể tìm thấy tựa đề của một số truyện dân gian là một câu tục ngữ hoặc kết thúc một truyện dân gian là một câu nói có vần có điệu đúc kết chân lý ở đời thông qua câu chuyện kể . 

Ngoài ra, tục ngữ còn hình thành do con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp rút ra từ các tác phẩm văn học viết, những điển tích, điển cố; những lời nói bất hủ của các nhà tư tưởng, văn hóa, các nhà hoạt động nổi tiếng của các thời đại

Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “Gọi dạ bảo vâng”

3. Câu tục ngữ “Gọi dạ bảo vâng” Có nghĩa là gì?

Câu tục ngữ “gọi dạ bảo vâng” đã sử dụng 2 thán từ "dạ" và "vâng" để nhắc nhở mọi người phải lễ phép với người lớn tuổi hơn mình. Khi gặp người lớn phải chào hỏi lễ phép, nói chuyện phải thưa gỏi rõ ràng. Không được nói bậy, thiếu lễ phép như vậy là ta không tôn trọng họ.. bề dưới phải kính và tôn trọng bề trên,không được có thái độ và những lời nói thiếu văn hóa và thiếu lễ độ với bề trên của mình “gọi dạ bảo vâng” chứ không phải “gọi gì bảo ừ”.

Cũng giống như truyền thống “tôn sư trọng đạo” phải biết tôn trọng thầy cô giáo, tôn trọng bạn bè cùng trang lứa, bảo ban các thế hệ sau. Có như thế khi ta lớn lên trưởng thành thì ta mới biết “uống nước nhớ nguồn”, biết ơn những người đã hy sinh chăm sóc và dạy dỗ chúng ta, nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành cho tới tận ngày hôm ngay.

Câu tục ngữ là lời khuyên bảo chúng ta về cách dùng các thán từ gọi đáp sao cho lễ phép. Khuyên bảo con người phải nghe những lời dạy bảo của cha mẹ và những người lớn tuổi hơn mình. Khi được gọi đến phải dạ khi nghe bảo ban điều gì đó phải vâng. Đó cũng là truyền thống văn hóa, đạo đức của người Việt Nam.


4. Đoạn văn ngắn Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “Gọi dạ bảo vâng”

Mẫu số 1

Có thể thấy được rằng trong kho tàng văn học dân gian của ông cha ta thì có biết bao nhiêu câu tục ngữ như ẩn chứa nhiều bài học hay mà cha ông ta gửi gắm. Đó có thể là những câu tục ngữ như nói về những kinh nghiệm của mình. Không những vậy lại có cả những câu tục ngữ thật đặc sắc nói về cả những đạo lý những phép tắc mà con người cần phải học hỏi và rèn luyện ngay từ tấm bé. Và câu tục ngư “Gọi dạ bảo vâng” cũng chính là câu tục ngữ đặc sắc như vậy. Câu tục ngữ “Gọi dạ bảo vâng” chính là lời khuyên bảo chúng ta về cách dùng các thán từ gọi đáp sao cho lễ phép. Câu tực ngữ tuy ngắn gọn như vậy như cũng như đã khuyên bảo con người phải nghe những lời dạy bảo của cha mẹ và những người lớn tuổi hơn mình. Và hơn nữa đó chính là khi được gọi đến phải dạ khi nghe bảo ban điều gì đó phải vâng. Đó dường như cũng là truyền thống văn hóa, đạo đức của người Việt Nam ta vậy. Khi có ai gọi, chúng ta chỉ cần “dạ” một tiếng vừa cho thấy ta là người lịch sự cũng như có phép tắc. Khi có ai bảo chúng ta lên vâng lời, học sẽ cho chúng ta những lời khuyên hữu ích. Từ những lời khuyên đó ta dựa trên cơ sở thực tiễn và bản thân để có câu trả lời cuối cùng. Chưa cần biết lời khuyên đó đúng hay sai đến đâu mà quan trọng hơn đó chính là việc ta đã “vâng”, “dạ” và như tôn trọng chính người đã có nhã ý khuyên bảo chúng ta. Người lớn nói cũng vậy ta cũng cần “vâng”, “dạ”. Chỉ có bấy nhiêu thôi là người ta cũng đã đánh giá phần nào con người của bạn. Hãy thật cố gắng rèn luyện đức tính lễ phép, các giao tiếp học hỏi này chắc chắn bạn sẽ có được sự yêu mến của mọi người xung quanh mình.

Mẫu số 2

Xã hội của chúng ta luôn có quy tắc để nhận xét một con người, mỗi người chúng ta cũng vì thế mà luôn lần phải tự tu dưỡng đạo đức, nhân cách để sống đúng mực, để được sự tôn trọng của mọi người xung quanh. Cách đơn giản mỗi thế hệ trẻ như chúng ta, không chỉ tích cực học ở trường lớp, nhưng nếu chịu khó học hỏi, tìm tòi chúng ta còn hiểu bên mình những câu tục ngữ, ca dao đượm tình nghĩa, dễ hiểu để khuyên răn như “gọi dạ bảo vâng” chắc chắn là điều sẽ theo ta qua mỗi chặng đường hoàn thiện bản thân một cách toàn diện. Câu tục ngữ dường như đã khéo léo lồng ghép, đôi từ cảm thán “dạ” và “vâng” làm nên câu nói ngắn gọn nhưng đầy sự trìu mến, nhẹ nhàng khuyên răn con người là phải biết “kính trên nhường dưới”, sống sao cho phải phép đặc biệt trong cách ăn cách nói, phải lễ phép với người lớn tuổi hơn mình, có nghĩa là bề dưới phải kính và tôn trọng bề trên,không được có thái độ và những lời nói thiếu văn hóa và thiếu lễ độ với bề trên của mình vì họ là những thế hệ đi trước, không phải là bạn bè bằng vai phải lứa, là người đã có công tạo dựng cuộc sống này, tạo cho mình những điều kiện tốt nhất để phát triển toàn diện, điều lễ nghi phép tắc cư xử đơn giản ấy cũng vừa là thể hiện sự ơn nghĩa của mình với họ, nên ta không được phép quên. Bài học quý giá qua câu tục ngữ, đã giúp ta hình dung được những điều mình cần phải học, phải bảo tồn, phát huy. Chỉ khi ta hiểu được bài học của cha ông, ngoan ngoãn, lễ phép, biết vận dụng vào xã hội ngày nay cho phù hợp thì ta hoàn toàn có thể thành công hơn ở tương lai, giúp cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “Gọi dạ bảo vâng”. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có thông tin hữu ích khi đọc bài viết này, cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết.

icon-date
Xuất bản : 18/10/2022 - Cập nhật : 03/07/2023