logo

Chi tiết tiêu biểu là gì?

Chi tiết là “tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng”. Chi tiết tiêu biểu là chi tiết đặc sắc, tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu.


Câu hỏi: Chi tiết tiêu biểu là gì?

Trả lời:

- Chi tiết là “tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng”. Chi tiết có thể là một lời nói, một cử chỉ, một hành động của nhân vật, hoặc một sự vật, một hình ảnh thiên nhiên, một nét chân dung,... Mỗi sự việc có thể có nhiều chi tiết.

- Chi tiết tiêu biểu là chi tiết đặc sắc, tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu.


Kiến thức vận dụng trả lời câu hỏi


1. Khái niệm tự sự

- “Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa”.

- Chi tiết là “tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng”. Chi tiết có thể là một lời nói, một cử chỉ, một hành động của nhân vật, hoặc một sự vật, một hình ảnh thiên nhiên, một nét chân dung,... Mỗi sự việc có thể có nhiều chi tiết.

[CHUẨN NHẤT] Chi tiết tiêu biểu là gì?

2. Khái niệm về sự việc

Sự việc là “cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác” (Theo Từ điển tiếng Việt).

+ Trong văn bản tự sự, mỗi sự việc được diễn tả bằng lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật trong quan hệ với nhân vật khác. Người viết, người kể chọn một số sự việc tiêu biểu nhằm dẫn dắt câu chuyện, tô đậm đặc điểm, tính cách nhân vật, tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người nghe

+ Sự việc tiêu biểu là những mốc quan trọng góp phần hình thành bố cục, từ đó dẫn dắt câu chuyện, từng bước hoàn chỉnh văn bản.

+ Mỗi sự việc tiêu biểu bao gồm một số chi tiết đặc sắc. Chi tiết có thể là một lời nói, một cử chỉ, một hành động của nhân vật… Những chi tiết đặc sắc tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu.

==> Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu là khâu quan trọng trong quá trình viết hoặc kể lại một câu chuyện.

+ Muốn chọn được chi tiết, sự việc tiêu biểu khi viết bài văn tự sự, trước hết cần nắm được yêu cầu của đề văn. Cần phải hình dung được cốt truyện, các nhân vật và quan hệ của chúng.

+ Các chi tiết, sự việc đưa vào bài văn có thể do ta đọc, hoặc tự phát hiện, hoặc ghi lại trong cuộc sống nhưng nhất thiết phải nổi bật, hấp dẫn, tô đậm tính cách nhân vật và tập trung biểu hiện tư tưởng chủ đề của bài văn.

Xem thêm:

>>> Chi tiết nghệ thuật là gì?


3. Bài tập

Bài 1: Đọc truyện “An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy” (SGK, trang 62) và trả lời các câu hỏi sau:

a. Tác giả dân gian kể chuyện gì?

b. Trong truyện có sự việc Trọng Thủy và Mị Châu chia tay nhau, Trọng Thủy hỏi Mị Châu: […] Ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu ?’’ (chi tiết 1) Mị Châu đáp: “Thiếp có áo gấm lông ngỗng […] đi đến đâu sẽ rứt lông ngỗng mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu (chi tiết 2). Có thể coi sự việc và chi tiết trên là những sự việc và chi tiết tiêu biểu trong “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy’’ không, vì sao ?

Trả lời:

a. Truyện An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy kể về:

- Công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước: Tác giả dân gian trình bày quá trình hình thành đất nước và nguyên nhân để mất nước

- Tình cha- con: An Dương Vương đau đớn khi phải chém đầu đứa con ngây thơ Mị Châu

- Tình vợ chồng: Mị Châu- Trọng Thủy là mối tình ngang trái, dù đứng hai chiến tuyến nhưng tình cảm của họ sâu nặng

b. Sự việc tiêu biểu

- Hai chi tiết mở ra bước ngoặt, tình tiết mới, sự việc mới.

Bài 2: Những chi tiết trong câu chuyện đều là những chi tiết tiêu biểu bởi vì nếu không có chi tiết Mị Châu Trọng Thủy lấy dấu lông ngỗng giao hẹn thì Trọng Thủy sẽ không tìm thể theo dấu vết đó đánh chiếm và dành thắng lợi hoàn toàn.

Tưởng tượng người con trai lão Hạc trở về làng vào một ngày sau Cách mạng tháng *Câu chuyện người con trai Lão Hạc quay trở về vào một ngày sau cách mạng tháng Tám - 1945. Hãy chọn một sự việc tiếp sau đó rồi kể lại với một số chi tiết tiêu biểu.

Về tới đầu làng, thấy cảnh xóm làng tuy còn xơ xác tiêu điều, nhưng khí thế cách mạng sôi nổi, anh bồ hồi nhớ lại những kỉ niệm xưa.. Anh tìm gặp ông giáo , được nghe kể vể cha mình, rồi theo ông đi viếng mộ cha. Sau mấy ngày thăm hỏi bà con hàng xóm và bạn bè cũ , anh gửi lại ông giáo những di vật của cha, tạm biệt quê hương , nhưng k như lần trước , lần này anh đi làm nhiệm vụ của người cách mạng.

Trả lời:

- Anh con trai về, nghe ông giáo kể về cha.

● Lão Hạc đau khổ khi phải bán chú chó vàng

● Lão Hạc phải ăn củ chuối, sung luộc để sống.

● Lão Hạc bòn tiền gửi ông giáo để lo việc tang ma.

● Cái chết đau đớn đầy tự trọng của Lão Hạc.

● Ông giáo trao kỷ vật cho cậu con trai.

- Cùng ông giáo, anh con trai xúc động ra viếng mộ cha. 

● Nói với cha về những năm tháng vất vả của đời mình.

● Ân hận vì đã bỏ ra đi.

● Hứa với cha sẽ sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh của cha.

- Anh con trai lão Hạc gửi lại ông giáo những di vật và ra đi.

● Cảm ơn ông giáo vì đã quan tâm giúp đỡ cha mình.

● Kể cho ông giáo biết anh đã giác ngộ và là một người cách mạng.

● Xin gửi lại ông giáo những kỷ vật của cha để lại tiếp tục ra đi chiến đấu.

● Hứa hẹn ngày về.

icon-date
Xuất bản : 17/05/2022 - Cập nhật : 17/05/2022