logo

Truyện đồng thoại là gì?

Đồng thoại là Danh từ đồng thoại xuất hiện trong Việt ngữ được ghi nhận lần đầu tiên bởi công trình Hán – Việt từ điển của Đào Duy Anh (Quan hải tùng thư xuất bản, 1932).


Câu hỏi: Truyện đồng thoại là gì?

Trả lời: Truyện đồng thoại là truyện viết ra cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa. Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của loài vật hoặc đồ vật, vừa mang đặc điểm của con người.


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Lịch sử của truyện đồng thoại

Theo Hoàng Vân Sinh, “từ đồng thoại ở Trung văn được du nhập từ Nhật Bản, xuất hiện ở Trung Quốc vào cuối thời nhà Thanh. Dấu mốc đầu tiên của nó là bộ Tùng thư đồng thoại do Tôn Dục Tu chủ biên, Thương vụ ấn thư quán xuất bản năm 1909”(Hoàng Vân Sinh,2001,tr.1). Ở Nhật, những truyện kể cho trẻ em được gọi là dowa, dịch sang Hán ngữ là đồng thoại.

Đồng thoại là Danh từ đồng thoại xuất hiện trong Việt ngữ được ghi nhận lần đầu tiên bởi công trình Hán – Việt từ điển của Đào Duy Anh (Quan hải tùng thư xuất bản, 1932).

Rất nhiều năm sau, nó mới được sử dụng vào việc đặt tên cho một tuyển tập văn học. Đó là cuốn Cổ kim đồng thoại do Lê Văn Chánh biên soạn dựa trên nguồn tư liệu phương Tây, với mục đích giúp vào việc giáo dục trẻ em.

Ở Việt Nam, truyện đồng thoại hiện đại xuất hiện cùng với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XX và ít nhiều gây được tiếng vang với tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài.

Dù vậy, trong giai đoạn từ 1930 đến 1945, giới lí luận phê bình đương thời chưa chú ý đến truyện đồng thoại.  Từ năm 1945 đến nay, truyện đồng thoại được đề cập tới trong một số chuyên luận, giáo trình, bài báo khoa học, bài đọc sách, lời bình…

Truyện đồng thoại là gì?

2. Đặc điểm

Đặc điểm truyện đồng thoại:

Là thể loại văn học dành cho thiếu nhi.

Nhân vật truyện đồng thoại thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hóa.

Chúng vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.


3. Cốt truyện

Cốt truyện là yếu tố quan trọng cùa truyện kể, gồm các sự kiện chinh được sắp xếp theo một trật tự nhất định: có mờ đầu, diễn biến và kết thúc.


4. Lời người kể chuyện và lời nhân vật

Lời người kể chuyện đảm nhận việc thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cà việc thuật lại mọi hoạt động cùa nhân vật vả miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy.

Lời nhân vật là lời nói trục tiếp cùa nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trinh bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kề chuyện.


5. Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1, 2 trang 33, 34 SGK. Ngữ văn 6 Kết nối tri thức và cuộc sống

Câu 1. Giới thiệu một truyện đồng thoại mà em yêu thích và thực hiện theo các yêu cầu sau:

– Xác định người kể chuyện.

– Chỉ ra một vài đặc điểm giúp em nhận biết được tác phẩm đó là truyện đồng thoại.

– Chọn một nhân vật yêu thích. Liệt kê một số chi tiết tiêu biểu được tác giả miêu tả để khắc họa nhân vật đó (Kẻ bảng vào vở theo mẫu).

– Từ bảng đã hoàn thành hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật

Trả lời: Giới thiệu một truyện đồng thoại mà em yêu thích: Cái tết của mèo con của tác giả Nguyễn Đình Thi.

– Người kể chuyện: Ngôi thứ ba

– Một số đặc điểm nhận biết truyện Cái tết của mèo con là truyện đồng thoại: Đây là câu chuyện được viết cho thiếu nhi. Tác giả lấy loài vật (con mèo) làm nhân vật. Nhân vật con mèo trong câu chuyện được nhân cách hóa nhưng vẫn có những sinh hoạt phù hợp của con mèo ở ngoài đời thường, không xa rời cái nhìn thói quen của bạn thiếu nhi.

– Một số chi tiết tiêu biểu được tác giả miêu tả để khắc họa nhân vật con mèo:

Ngoại hình: Mèo Con tìm được một chỗ nắng ấm, nằm sưởi. Nó giũ lông một hồi, cho hết bụi tro, rồi nằm liếm mình, liếm chân, tỉ mỉ, cho đến lúc trắng nõn hết cả. Xong nó nằm im lim dim mắt, gừ gừ, nghĩ lại chuyện đêm qua. Và chú Mèo Con ngủ một giấc lúc nào không biết. Hành động: Mèo Con chạy giỡn hết góc này đến góc khác, hai tai dựng đứng lên, cái đuôi ngoe nguẩy. Chạy chán, Mèo Con lại nép vào một gốc cau, một sợi lông cũng không động – nó rình một con bướm đang chập chờn bay qua. Bỗng cái đuôi quất mạnh một cái, Mèo Con chồm ra. Hụt rồi!
Lời nói:Mèo Con vẫn không chịu ăn.– Ngheo ngheo, mẹ tôi đi đâu rồi? Ai bắt tôi về đây, buộc tôi lại thế này? Ngheo ngheo, tôi chẳng được bú tí mẹ nữa rồi. Mối quan hệ với nhân vật khác: Mèo ở nhà bà và Bống.

– Cảm nhận của em về nhân vật con mèo: kể về chú mèo đáng yêu với chiến công đầu tiên của mình, là bài học về lòng dũng cảm và sự đoàn kết trong cuộc sống dành cho các bạn nhỏ. Từ một chú Mèo Con còn non nớt, còn run sợ trước cái ác, nhưng chỉ qua một đêm, chú đã vươn mình trưởng thành như thế nào. Chúng ta hãy cùng theo dõi câu chuyện hấp dẫn này nhé!

Câu 2. Trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, nhờ Dế Choắt, Dế Mèn đã rút ra được bài học cho mình. Trong đoạn trích Nếu cậu muốn có một người bạn, cáo bày tỏ nếu cậu muốn kết bạn với hoàng tử bé, cuộc đời cáo sẽ như được chiếu sáng. Hãy kể về một thay đổi tích cực của bản thân mà em có được nhờ tình bạn.

Trả lời: Trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, nhờ Dế Choắt, Dế Mèn đã rút ra được bài học cho mình. Trong đoạn trích Nếu cậu muốn có một người bạn, cáo bày tỏ nếu cậu muốn kết bạn với hoàng tử bé, cuộc đời cáo sẽ như được chiếu sáng. Nhờ tình bạn, em cũng có được những thay đổi tích cực với bản thân mình. Em cố gắng chăm học, hòa đồng với mọi người, đoàn kết với bạn bè hơn, nhất là giúp đỡ các bạn yếu hơn mình để cùng nhau tiến bộ.

icon-date
Xuất bản : 16/05/2022 - Cập nhật : 16/05/2022