Ngôn phong hay còn gọi là phong cách sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp của mỗi con người, là cách lựa chọn ngôn ngữ và phương thức giao tiếp chuẩn mực, hướng đến hiệu quả cao trong hoạt động giao tiếp của con người.
Một hiện tượng ngôn ngữ được coi là chuẩn mực, nếu như nó đáp ứng các yêu cầu:
Là các quy tắc mẫu mực về ngữ âm, từ vựng, cú pháp, phong cách nói và viết, chính tả, dấu câu... được xã hội quy định, thừa nhận và được dùng thống nhất trong toàn xã hội, tuỳ từng giai đoạn lịch sử.
Thực trạng hiện nay:
- Trào lưu, “mốt” sử dụng tiếng lóng, ngoại ngữ, ngôn ngữ @ để giao tiếp trở thành yếu tố để muốn tự khẳng định đẳng cấp của mình đang xâm nhập và lan tỏa ở giới trẻ hiện nay.
- Xu hướng lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ trong giao tiếp của giới trẻ biểu hiện dưới các dạng:
+ Lạm dụng quá nhiều tiếng lóng, từ địa phương cũng như vay mượn từ nước ngoài.
+ Những hiện tượng biến đổi ngôn ngữ Tiếng Việt như: gọi đơn vị tiền tệ bằng “k”, chê người khác là “cùi bắp”, hoặc nhại âm, cắt âm…có biểu hiện lệch chuẩn.
+ Ngôn ngữ “Chat” có nhiều kiểu viết tối nghĩa, hoặc biến âm, hoặc biến nghĩa cẩu thả.
+ Hiện tượng nói tục chửi bậy đã trở nên phổ biến mở mọi lớp người, nhưng đặc biệt nghiêm trọng trong thế hệ trẻ.
Hậu quả là trong những bài viết chính thống, trong cả ngôn ngữ khi cậu ta giao tiếp với người lớn tuổi, cũng “kém chuẩn” luôn. Việc hàng ngày, hàng giờ tiếp xúc với những ngôn ngữ “lệch chuẩn” dễ dẫn đến việc không đáp ứng nổi những yêu cầu sơ đẳng như Viết đúng chính tả, đặt câu đúng ngữ pháp, sử dụng từ ngữ phù hợp, đúng ngữ nghĩa. Điều này còn gây khó khăn rất nhiều trong ứng xử, giao tiếp ở nơi công cộng, nơi tôn nghiêm… Không chỉ là bộ phận thanh thiếu niên sử dụng ngôn ngữ đó mà nhiều tờ báo mạng, là một kênh truyền thông, mà nhiều khi thông tin vẫn thường dùng câu theo văn phong khẩu ngữ, nghĩ sao viết vậy, có nhiều lỗi chính tả; rồi ngay cả những bài hát cũng có nhịp điệu nhanh, ca từ ngắn, cả bài hát chỉ nghe hơi thở ra thở vào của người hát mà không hiểu đang hát gì; ngay cả sách, truyện cho lứa tuổi thanh thiếu niên cũng thiếu chuẩn mực về ngôn ngữ… Những điều này vô tình cổ súy, tác động đến lớp trẻ. Những ngôn ngữ giao tiếp trên mạng hay qua nhắn tin là ngôn ngữ cá nhân. Mỗi con người phải phân biệt rõ và có cách ứng xử với gia đình, nhà trường, xã hội khác với ứng xử trên mạng. Mỗi một người làm truyền thông, làm văn hóa cũng nên ý thức được vai trò truyền bá văn hóa của mình trong xã hội là “viết cho ai? Viết để làm gì?...” mà cân nhắc hơn mỗi khi viết từng câu, từng chữ.
- Tác phong đàng hoàng, nghiêm túc.
- Nói năng nhỏ nhẹ, lịch sự, hành vi tử tế.
- Tạo tâm lí cởi mở trong giao tiếp, biết lắng nghe người khác.
- Không nói lời khó nghe, mơ hồ, châm chọc hay khiêu khích.
- Không nói tục, chửi thề và từ ngữ nhạy cảm, phản cảm.
- Không có hành vi suồng sã, thiếu lịch sự.
- Tránh lối nói mỉa mai
Trong cuốn sách nổi tiếng Đắc Nhân Tâm đã từng đề cập. Việc chỉ trích, nói mỉa mai dành cho đối phương không đem lại lợi ích cho bạn. Hãy thay vào đó là động viên, khen thưởng. Bởi vốn dĩ không ai thích chê cả, ai cũng cần động viên. Chính vì vậy nếu bạn muốn nắm bắt ai đó, hãy cho họ thấy giá trị của họ bằng những kỹ năng giao tiếp qua lời nói chân thật, tích cực.
Lối nói chỉ trích người khác một cách bóng gió, chì chiết luôn tạo ra ấn tượng cực xấu cho người nghe. Và thậm chí cả người nói cũng bị đánh giá không ít là thiếu tế nhị, thiếu hiểu biết. Lối nói mỉa mai thể hiện bạn luôn có thái độ thù địch, ganh ghét và hay xét nét người khác.
- Tránh các chủ đề nhạy cảm
Tốt nhất khi nói chuyện xã giao hay bạn bè, người quen không quá thân thiết thì tránh chủ đề nhạy cảm là một loại kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cần có. Hãy tránh những chủ đề liên quan đến độ tuổi, cân nặng, tôn giáo, chính trị, pháp luật, giới tính… Vì không chỉ Việt Nam, ở các văn hóa quốc gia khác sẽ coi là bất lịch sự khi đề cập đến vấn đề nhạy cảm.
- Tránh dùng từ địa phương
Không dùng tiếng lóng ít người biết, từ địa phương chỉ mình mình hiểu, các loại khẩu ngữ tránh hiểu nhầm cho người đối diện. Không dùng từ chuyên ngành, ngôn từ quá hoa mỹ: Người nghe sẽ có cảm giác là bạn đóng kịch, không tin tưởng hoặc khó hiểu câu chuyện của bạn. Mất giá trị cuộc giao tiếp nếu bàn về công việc.
- Tránh nói dài dòng, không trọng tâm
Tránh nói dài dòng là phương pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp mà bạn nên tuân thủ. Khi muốn truyền đạt vấn đề của mình, muốn người nghe hiểu được bạn cần trình bày một cách ngắn gọn, trọng tâm, rõ ràng. Hạn chế sử dụng các từ hoa mỹ, lan man bởi nếu như vậy người nghe sẽ không hiểu rõ bạn đang truyền tải điều gì và cũng sẽ chẳng mang lại hiệu quả cao cho cuộc trò chuyện đó.